| Hotline: 0983.970.780

Nuôi bò Úc qua 'lăng kính' chuyên gia Hungary

Thứ Sáu 22/07/2016 , 09:30 (GMT+7)

Trong chuyến công tác gần đây tại trại bò Úc Kiều Phương (huyện Tân Kỳ, Nghệ An), chúng tôi tình cờ gặp Tiến sỹ khoa học Tama’s, một chuyên gia nghiên cứu chăn nuôi bò, lợn của Công ty VITAFORT (Hungary).

Ông đã chia sẻ cởi mở, thú vị về chăn nuôi bò tại Hungary và dự đoán tiềm năng, triển vọng của chăn nuôi bò Úc tại Việt Nam. TS Tama’s cho rằng, giá bò hơi tại Việt Nam quá cao, về lý thuyết, người chăn nuôi lãi lớn và vẫn có thể tăng hiệu quả kinh tế nếu có những thay đổi hợp lý về công nghệ chăn nuôi.

Trại bò Úc Kiều Phương hiện có trên 300 con bò Úc và 230 con bê, 20 lao động thường xuyên làm việc với mức lương trung bình là 6 triệu đồng/người/tháng. Ngoài diện tích 20ha cỏ voi, trang trại chủ yếu thu mua ngô sinh khối làm nguồn thức ăn chính.

Theo tính toán của ông Tô Anh Phương, chủ trang trại Kiều Phương thì mỗi ngày, trang trại cần 13 tấn ngô sinh khối, cỏ voi và bổ sung một lượng thức ăn tinh bột, thức ăn công nghiệp nhất định cho bê tách sữa, bò trong giai đoạn chửa, đẻ.

“Thời gian bò chửa là 10 tháng, đến khi bê tròn 17 tháng thì xuất giống, đạt trọng lượng từ 350 - 400 kg. Bình quân, tổng chi phí cho chu kỳ này gồm thức ăn cho bò, bê khoảng 27 triệu đồng. Với giá bán 120.000 đồng/kg bò hơi xuất giống, tôi thu về 42 - 48 triệu đồng, lãi ròng bình quân khoảng 10 triệu đồng/con. Nếu xuất bò thịt với giá 80.000 - 100.000 đ/kg bò hơi thì cũng thu lãi tương tự nhưng thời gian nuôi dài hơn, bò có thể đạt trọng lượng trung bình 600 kg khi xuất chuồng.

Về điều này, ông Tama’s cho rằng, nuôi bò Úc tại Việt Nam thậm chí còn có thể lãi cao hơn nữa nếu tính toán chi li và đầu tư công nghệ hợp lý. Giá bò hơi ở Việt Nam hiện tại cao gấp 3 lần so với tại Hungary. Ở Hungary, giá nhân công chăn nuôi bò khoảng 1,5 nghìn USD, gấp 5 lần giá nhân công tại Việt Nam nhưng lại phụ trách số lượng bò lớn gấp 8 - 10 lần. Giá ngô sinh khối, cỏ tại Hungary đắt gấp 2 - 3 lần tại Việt Nam do chỉ trồng được đúng 1 mùa, những mùa còn lại cây trồng không phát triển được nhưng công nghệ chăn nuôi tại Hungary tiên tiến hơn rất nhiều. Mỗi con bò được gắn chíp điện tử theo dõi tình hình sức khỏe, dịch bệnh, giám sát khẩu phần thức ăn để bổ sung, điều chỉnh phù hợp.

Vì vậy, bò thịt tại Hungary luôn đảm bảo tăng trọng đồng đều từ 1,4 - 1,6 kg/ngày. Thịt bò tại Hungary xuất khẩu khoảng 90% sản lượng, chủ yếu sang các nước Ả rập, Thổ Nhĩ Kỳ, Italia… Điều đáng nói, giá bò hơi tại đất nước 10 triệu dân này chỉ 32.000 đồng/kg.

“Đi một số trang trại, tôi thấy về cơ sở hạ tầng, giá thức ăn xanh ở đất nước các bạn có nhiều lợi thế hơn hẳn đất nước chúng tôi nhưng giá bò hơi lại quá cao. Tôi nghĩ, nếu các bạn chăn nuôi đúng quy trình, tính toán hợp lý thì với giá bò hơi như vậy các bạn có thể lãi cao hơn nữa. Sau khi các bạn nhập bò Úc về nuôi, về mặt con giống, giữa Việt Nam và Hungary sẽ có nhiều điểm tương đồng.

11-10-49_1
Bò Úc tại trang trại Kiều Phương

 

Ví dụ, bình quân các giống bò tại Hungary tăng trọng chừng 1,4 - 1,6 kg/ngày, đạt trọng lượng từ 400 - 600 kg thì xuất chuồng, trọng lượng càng nhỏ thì giá càng cao. Tôi cũng nghe các bạn nói như vậy về tốc độ tăng trọng của bò Úc trên đất nước Việt Nam. Nếu điều các bạn nói là đúng thì nuôi bò thịt ở Việt Nam sẽ lãi lớn hơn nếu phát triển đúng hướng!”, ông Tama’s phân tích.

Tama’s cũng chia sẻ thêm, chăn nuôi bò tại Hungary chủ yếu là chăn nuôi nông trại, quy mô từ 10 - 7.500 con bò. Các giống bò được ưa chuộng tại Hungary là ANGUS, HEREFORD (trọng lượng tối đa là 400 kg); bò xám HGR, LIMOUSIN, CHAROLAIS… (trọng lượng tối đa 600 kg). Bò sinh sản tại Hungary sử dụng tương đối ít thức ăn công nghiệp, chủ yếu chỉ dùng trong thời kỳ chửa, cho bê con bú. Bò thịt sử dụng khoảng 25 - 30% thức ăn công nghiệp. Vào mùa hè, các nông trại đều kết hợp bán chăn thả để tận dụng tối đa nguồn thức ăn tự nhiên giúp chất lượng thịt bò thơm ngon hơn.

“Hungary là một trong những đất nước có trình độ chăn nuôi bò đạt tốp cao tại châu Âu, vượt xa Việt Nam về công nghệ. Tôi nghĩ, đất nước các bạn có nhiều tiềm năng để phát triển chăn nuôi gia súc lớn nhưng phát triển chưa tương xứng. Nếu không sớm thay đổi, đầu tư công nghệ chăn nuôi, giảm được giá bò hơi, các bạn sẽ gặp khó khi gia nhập TPP”, Tama’s cho biết thêm.

+ Tiến sỹ khoa học Tama’s, chuyên gia chuyên nghiên cứu về bò - lợn thuộc Công ty VITAFORT Hungary đến Việt Nam theo chương trình hợp tác, chuyển giao công nghệ với Công ty CP Nông sản Phú Gia có trụ sở tại TP Thanh Hóa.

Ông đánh giá cao tiềm năng phát triển bò Úc tại Việt Nam nhưng về công nghệ chăn nuôi, Việt Nam đang thua xa các nước phát triển. Vì thế, khi gia nhập TTP, chăn nuôi bò ở Việt Nam sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

+ Tại Nghệ An, bò Úc đã được một số trang trại nhập về nuôi bò nái, cung cấp bê giống, bò thịt cho thị trường. Lớn nhất có thể kể đến trang trại chăn nuôi bò Úc vỗ béo của Công ty An Thịnh Khang tại huyện Nghi Lộc với quy mô 3.500 con.

Theo tính toán của các chủ trang trại, hiện tại đang là thời điểm “nóng” về bò giống, bán được giá. Nếu nuôi vỗ béo, bò Úc có thể đạt trọng lượng tối đa 600 kg (bò cái), 1.000 kg (bò đực).

Nghề nuôi bò Úc đang “hot”, có thể hái ra tiền vì cùng thời gian nuôi nhưng trọng lượng bò Úc hơn hẳn các giống bò địa phương trong khi giá bò hơi cũng ngang ngửa với các giống bò khác. Nhận thấy nhu cầu ngô sinh khối của các trang trại đang tăng cao, nông dân một số vùng đã chuyển một số diện tích ruộng cao cưỡng sang trồng ngô, đem lại hiệu quả cao hơn hẳn so với trồng lúa.

 

Xem thêm
Nhiều mặt hàng nông sản ở ĐBSCL tăng giá

Giá bán nhiều nông sản đều tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái là nhờ thông qua sự liên kết với doanh nghiệp và các kênh tiêu thụ từ hệ thống siêu thị.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm