| Hotline: 0983.970.780

Nuôi cá lồng trên vùng cao

Thứ Sáu 13/03/2015 , 06:12 (GMT+7)

Trải qua nhiều thăng trầm, nghề nuôi cá lồng ở thượng nguồn sông Lam vẫn được đồng bào các huyện vùng cao xứ Nghệ duy trì và phát triển, từng bước nâng cao thu nhập.

Tại huyện Tương Dương, khu vực nuôi nhiều nhất tập trung ở 2 lòng hồ thủy điện bản Vẽ và Khe Bố. Nhờ địa hình thuận lợi, nguồn nước, thức ăn dồi dào nên nghề này ngày càng phất.

Gia đình bà Võ Thị Xuân ở bản Cửa Rào I, xã Xá Lượng chỉ nuôi 2 lồng cá nhưng năm nào cũng lãi khá, riêng nguồn thu năm 2014 khoảng 40 triệu đồng, nuôi lại nhàn hơn so với trồng lúa, làm nương.

Bà Xuân kể, nghề nuôi cá lồng chỉ vất vả khi mùa mưa đến, nước dâng cao, chảy xiết nên phải thường xuyên theo dõi để có phương án đối phó, lơ là là mất ăn như chơi.

Đi dọc lòng hồ thủy điện Khe Bố, đoạn qua các xã Thạch Giám, Tam Quang, Tam Thái, Tam Đình hay một số xã ven hồ thủy điện Bản Vẽ như Hữu Khuông, Lượng Minh... chúng tôi dễ dàng bắt gặp những lồng cá trên mặt nước.

Ông Vi Quang Phùng ở bản Nhẫn, xã Thạch Giám vừa địu đứa cháu vừa thoăn thoắt “nhào trộn” 1 chậu cỏ, lá chuối, bắp ngô cho cá ăn.

Ông kể, được sự động viên, khích lệ của chính quyền địa phương, đầu năm 2014 ông quyết định đầu tư trên 150 triệu đồng để làm 10 chiếc lồng nuôi cá, trong đó 5 lồng đóng bằng gỗ, 5 lồng làm bằng thép. Mỗi chiếc rộng 3 m, dài 6 m, cao 1,9 m.

Tháng 4/2014, ông thả giống cá trắm cỏ, trọng lượng khoảng 24 - 25 con/kg. Ngày qua ngày, vợ chồng ông thay phiên nhau vào rừng kiếm thức ăn cho cá, sau gần 1 năm chăm bẵm, nhiều con đã đạt 4 - 5 kg, vì quá trình nuôi ông không sử dụng thức ăn công nghiệp nên cánh thu mua rất ưa chuộng và sẵn sàng trả giá cao. Nhờ đó tết rồi gia đình ông khá đủ đầy.

Được biết, hiện chi phí làm 1 lồng cá lên đến 20 triệu đồng. Đây quả thực là gánh nặng lớn nhất của bà con.

“Bên cạnh mức hỗ trợ 6 triệu đồng/lồng cá của tỉnh thì huyện cũng tích cực lồng ghép các chương trình để hỗ trợ người nuôi. Nhờ vậy, chỉ riêng năm 2014, huyện đã hỗ trợ đóng mới được 103 lồng”, ông Lô Khăm Kha, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Tương Dương nói.

22-02-50_3
Nuôi cá lồng ở huyện Tương Dương

Tại huyện Quế Phong có hồ thủy điện Hủa Na cũng thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản. Người dân các xã Đồng Văn, Thông Thụ đã cất công tìm hiểu và quyết định đầu tư nuôi cá lồng ở lòng hồ. Chỉ sau 2 năm, số hộ nuôi tăng chóng mặt, từ 30 lồng lên đến hơn 160 lồng, sản lượng cá thịt đạt trung bình từ 3 - 3,5 tạ/lồng, trừ chi phí lãi 35 - 40 triệu đồng/lồng/năm.

Nhằm hạn chế rủi ro, các hộ dân đã chủ động liên kết SX. Năm 2013 anh Lang Văn Thoại ở bản Pù Khoóng, xã Đồng Văn hùn vốn với ông Lang Văn Hiền và Hà Văn Phong để nuôi chung 14 lồng cá. Nhờ chăm sóc tốt nên năm nào cũng có lãi không dưới 400 triệu đồng, chia đều mỗi hộ đút túi hơn 130 triệu.  

Ông Lang Văn Tuần, Chủ tịch UBND xã Đồng Văn khẳng định: Toàn xã hiện có trên 40 lồng cá, đem lại nguồn thu trên 1,5 tỷ đồng/năm. Trong năm 2015, địa phương tiếp tục khuyến khích người dân đầu tư nuôi, mở rộng thêm 10 - 15 lồng. 

Xem thêm
Thả 4,7 triệu con tôm giống ra biển Gành Hào

Bạc Liêu Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện Lễ hội Nghinh Ông huyện Đông Hải lần thứ XXI năm 2024.

Bộ đội Biên phòng vận động chủ tàu đánh số tạm thời với tàu cá '3 không'

Bà Rịa - Vũng Tàu Trong ngày 9 và 10/4, Đồn Biên phòng Bình Châu đã tổ chức tuyên truyền về phòng, chống khai thác IUU cho các ngư dân trên địa bàn.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm