| Hotline: 0983.970.780

Nuôi cá sặc rằn thu tiền tỷ

Thứ Ba 11/02/2014 , 09:56 (GMT+7)

Hơn một tỷ đồng là số tiền lãi hằng năm của anh Trần Văn Khoát ở ấp Thời Hưng, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) nhờ mô hình nuôi cá sặc rằn.

Hơn một tỷ đồng là số tiền lãi hằng năm của anh Trần Văn Khoát ở ấp Thời Hưng, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) nhờ mô hình nuôi cá sặc rằn.

Anh Khoát (40 tuổi) ấp ủ giấc mơ làm giàu từ rất lâu, nhưng loay hoay mãi với mấy công ruộng vẫn không thể khá được. Năm 2009, anh mạnh dạn mướn xe múc 3.000 m2 đất ruộng làm ao nuôi cá sặc rằn. Đúng là “vạn sự khởi đầu nan”, năm đầu tiên còn thiếu kinh nghiệm lỗ hơn 100 triệu đồng. Thấy lỗ lớn gia đình và nhiều người khuyên bỏ cuộc, nhưng với quyết tâm phải thành công, anh đã tự tìm tòi học hỏi kỹ thuật nuôi và rút kinh nghiệm từ lần thất bại.


Thu hoạch cá sặc rằn

Năm 2010, anh thả 5.000 con giống vào 4 ao nuôi đã được xử lý rất kỹ. Sau 8 tháng chăm sóc, cá đạt trọng lượng 6 con/kg. Năm đó anh thu được 7 tấn, tính ra tiền được khoảng 550 triệu đồng, trừ chi phí còn lời 300 triệu.

Tiếp nối thành công trên, anh Khoát mạnh dạn đầu tư nhiều hơn. Đến năm 2013 anh mở rộng diện tích lên 7.000 m2. Sản lượng thu được khoảng 25 tấn, với giá cá khá ổn định, dao động từ 80 - 100 ngàn đồng/kg, anh thu được khoảng trên 2 tỷ đồng. Trừ chi phí thức ăn khoảng 800 - 900 triệu và tiền thuê nhân công, còn lãi hơn 1 tỷ.

Trong thời gian 5 năm nuôi cá, từ 2009 - 2013, trừ tất cả các chi phí anh Khoát thu về gần 5 tỷ đồng. Sau vài năm chúng mánh, căn nhà gỗ trước đây đã được thay bằng một căn hộ sang trọng với đầy đủ tiện nghi.

Theo anh Khoát nuôi cá sặc rằn không khó lắm, về kỹ thuật khá đơn giản. Diện tích ao nuôi có thể dao động từ 300 - 1.000 m2, bờ bao phải cao để tránh ngập lụt. Trước khi thả cần phải cải tạo ao. Đầu tiên là hút bớt bùn cặn bưới đáy, sau đó vãi vôi sống (CaO) để hạ phèn và diệt khuẩn, khoảng 10 kg CaO/1.000 m2 là phù hợp. Sau khi cải tạo xong tiến hành lấy nước vào để thả cá giống con, mực nước ao nuôi khoảng 1,5 - 2 m.

Về cá giống, trọng lượng khoảng 250 con/kg là phù hợp để thả, mật độ cá con khi thả vào khoảng 20 - 30 con/m2 là tốt nhất. Trong thời gian nuôi nên chú ý thay nước mỗi tháng từ 1 - 2 lần.

Sau mỗi vụ thu hoạch, anh Khoát luôn chọn ra những con cá bố mẹ tốt nhất để ép sinh nở, nhằm chủ động nguồn cá con. Hiện tại anh đã đầu tư xây 3 bể để ép cá con. Chính vì thế anh không lo về nguồn cá giống kém chất lượng. Thậm chí là điểm cung cấp nguồn cá giống cho những hộ khác.

Anh Khoát cho biết thêm, khó khăn đáng kể nhất khi nuôi cá sặc rằn là cá bị bệnh về đường ruột và bị nấm. Nhưng có thể theo dõi để phòng ngừa, vấn đề này cũng không quá khó để khắc phục.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm