| Hotline: 0983.970.780

Nuôi “đầu cơ nghiệp”

Thứ Ba 30/09/2014 , 13:15 (GMT+7)

Trong điều kiện chăn thả lý tưởng, kết hợp phòng chống dịch bệnh tốt, trâu sẽ lớn nhanh. Nếu nuôi trâu bán thịt từ 2 năm đến 2 năm rưỡi là có thể bán được 40 triệu 1 con. 

Trước đây, khi con trâu phục vụ cày, bừa nên đóng vai trò là “đầu cơ nghiệp”. Bây giờ, việc cày bừa đã được cơ giới hóa, nhưng con trâu vẫn chưa bị “thất sủng”, vì thịt trâu đang được miền Nam ăn mạnh và cộ trâu vẫn vận chuyển hàng hóa ở nông thôn. Ở Bình Định, nghề nuôi trâu đang phát triển mạnh.

Những năm trước, ở Bình Định, chỉ những huyện miền núi người dân mới nuôi trâu, nuôi theo kiểu thả rông vào rừng cho đỡ tốn công chăm sóc.

Bây giờ, khi con trâu vừa trở thành món hàng thương phẩm, vừa cung ứng cho những chủ cộ làm phương tiện vận chuyển hàng hóa đi luồn lách trong những con đường làng mà xe tải không vào được, nhiều hộ nông dân phát triển mạnh đàn trâu.

Hôm về xã Phước An (Tuy Phước), tôi được thấy hình ảnh những đàn trâu vạm vỡ nằm trốn nắng trong những hố nước. Hỏi thăm, những người dân địa phương cho biết: “Hiện ở Phước An có tổng đàn trâu 50 con, tập trung nhiều nhất ở thôn Quy Hội với trên 30 con của 4 hộ nuôi”.

Thôn Quy Hội lưng tựa vào dãy núi Sơn Triều, mặt hướng ra Bàu Đưng rộng hàng trăm ha, nước ít khi cạn, cỏ lát ken dày nên một số hộ nông dân ở đây phát triển việc nuôi trâu.

“Nuôi con trâu cực thật, riêng cái khoản đẻ chửa của nó cũng dài hơn con bò, trâu chửa hơn 10 tháng mới đẻ. Được cái chúng đề kháng với dịch bệnh tốt, dễ nuôi, 2 - 3 năm là đạt trọng lượng 400 - 450 kg/con. Nếu bán trâu cộ cũng được 50 - 60 triệu đồng/con, bán thịt thì cứ cân ký ăn tiền, có con đi học đại học mà nhà có dăm con trâu đỡ lo lắm”, cụ Hồ Ả (72 tuổi), người có đàn trâu gần chục con, chia sẻ.

09-52-14_2

“Dù không phải là vật nuôi chủ lực nhưng đến thời điểm này, tổng đàn trâu trên địa bàn Bình Định có hơn 20.000 con, huyện Phù Mỹ là địa phương có đàn trâu khá lớn. Hiện nay, các tỉnh phía Nam thu mua trâu khá mạnh để mổ thịt nên giá trâu ngày càng tăng cao. Nuôi trâu đang cho thu nhập khá nên nông dân đang phát triển mạnh nghề này”, ông Nguyễn Văn Quốc, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thú y Bình Định.

Theo cụ Ả, ở gần Bàu Đưng, phát triển nghề nuôi trâu là không gì bằng. Bởi con trâu thích ăn cỏ lát mọc dưới nước và đầm mình trong nước tắm mát, nhất là vào mùa nắng nóng. Bàu Đưng thì cỏ mọc vô tư, rất đa dạng và phong phú, lại nhiều tầng lát non xanh tốt quanh năm.

Ông Tư Liên, người có thâm niên 40 năm nuôi trâu ở đây, cho biết thêm: “Trong điều kiện chăn thả lý tưởng, kết hợp phòng chống dịch bệnh tốt, trâu sẽ lớn nhanh. Nếu nuôi trâu bán thịt từ 2 năm đến 2 năm rưỡi là có thể bán được 40 triệu 1 con. Nếu bán trâu cộ thì thu nhập còn cao hơn nữa”.

Những người có sức khỏe như ông Đào Nguyên Tự ở thôn Quy Hội thì nuôi trâu không chỉ để bán thịt mà còn để kéo cộ.

“Bầy trâu của tui hiện có 6 con, tui chọn ra con khỏe nhất kéo cộ, chuyên chở vật tư nông nghiệp cho bà con trong làng phục vụ SX và chở nông sản của bà con đi bán. Hết mùa vụ thì chở cát, chở vật liệu xây dựng làm nhà trong những ngõ sâu xe cơ giới không vào được”, ông Tự bộc bạch.

Con trâu đang giúp ích nhiều cho các vùng nông thôn. Những làng quê ở Bình Định hiện đã hình thành nhiều đường liên thôn, có nhiều con đường bê tông nhỏ, xe cơ giới không thể lưu thông được, có nhu cầu gì là lại gọi cộ trâu.

Ông Bảy Hương, chủ 2 chiếc cộ trâu ở thôn Hòa Dõng, xã Cát Tân (Phù Cát) cho biết thêm: “Nhà tui có 2 chiếc cộ trâu, việc làm dày kín quanh năm. Đến mùa vụ thì chở lúa, rơm, vật tư nông nghiệp… tùy gần xa mỗi cộ từ 70.000 - 100.000 đồng. Hết mùa thì chở cát, vật liệu xây dựng, cũng có giá như trên. Mùa nắng, chịu khó ra sông hốt cát bán thì có thu nhập cao hơn. Ngày đi 3 - 4 chuyến cũng được 3 - 4 trăm ngàn. Hôm nào khỏe đi cả ngày kiếm đến bạc triệu”.

Ông Lê Văn Chinh, Phó Chủ tịch UBND xã Phước An, phấn khởi: “Nhờ địa thế phù hợp và người dân ở đây có nhiều kinh nghiệm nuôi trâu nên đàn trâu ở địa phương có xu hướng phát triển, hiệu quả kinh tế của nghề nuôi trâu khá cao.

Trong thời gian tới, xã sẽ nhân rộng mô hình trồng cỏ khoảng 10 ha, chủ yếu ở thôn Quy Hội, Đại Hội, An Sơn… để cung ứng cho đàn trâu, bò”.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm