| Hotline: 0983.970.780

Nuôi ếch thịt và ếch giống lãi 600 triệu đồng/năm

Thứ Ba 04/10/2016 , 09:06 (GMT+7)

Anh Nguyễn Văn Kết ở xã Bắc Phú (Sóc Sơn, Hà Nội) đã trở thành triệu phú từ nuôi ếch thịt và ếch giống với mức lãi đáng mơ ước, 600 triệu đồng/năm. 

-nh-2115701867
Anh Kết hướng dẫn cách chọn ếch bố mẹ có chất lượng tốt

 

Vậy đâu là bí quyết của anh giữa bối cảnh nghề nuôi ếch từng “đốn” chân nhiều người vấp ngã liểng xiểng?

Năm 2006, vô tình thấy ti vi đưa tin về nghề nuôi ếch thịt hiệu quả, chỉ hơn 2 tháng có thể xuất bán được nên anh Kết nảy ra ý định nuôi. Thế nhưng khi bàn với bố mẹ và vợ, anh bị cả nhà kịch liệt phản đối bởi công việc anh đang làm là thiết kế biển quảng cáo cho thu nhập rất khá trong khi nghề nuôi ếch còn khá mới mẻ, chẳng biết đâu mà lần.

Cơ hội bất ngờ đến với Kết trong một lần bố mẹ anh đi vắng. Anh Kết dồn hết vốn liếng ít ỏi, thuê người chặt sạch vườn cây, đổ bằng để xây... bể nuôi ếch. Chỉ trong hai ngày, dãy bể khang trang được mọc lên. “Bây giờ nghĩ lại, không hiểu sao lúc ấy mình lại có thể liều đến vậy. Mọi người khi biết giận lắm, nhưng vì sự đã rồi nên đành phải để cho mình làm thử,” ông chủ 8X cười hiền lành kể.

Thế nhưng, con đường khởi nghiệp bằng ếch của anh không hề bằng phẳng. Tháng 3/2006, anh Kết lần đầu đón loài lưỡng cư này về nhà. Hơn 3.000 chú ếch giống trị giá gần 3 triệu đồng được đưa về, thả trong các bể có độ dốc. Do kinh nghiệm gần như con số không, thấy ếch bám chặt vào thành bể, trưa nào, Kết cũng cặm cùi ngồi dùng que gạt xuống nước. Ấy vậy mà, sáng sau, bể đã lềnh bềnh xác ếch.

Nhớ lại những ngày bắt tay làm quen với con ếch, anh lúc nào cũng sợ nó sẽ chết. Thấy nó ngoi lên thành bể, lại nghĩ cần phải... đẩy nó xuống nước cho bơi lội chứ không biết con ếch đang tìm chỗ nghỉ ngơi. Thế là ếch nổi trắng.

Rồi anh loay hoay thử dùng bèo lục bình thả vào bể, thấy ếch bám nhiều. Tuy nhiên, chỉ được ít ngày, lá bị thối và phân hủy nên nước nuôi bị ô nhiễm. Chàng thanh niên sinh năm 1982 thậm chí còn “đóng giường” cho ếch, thiết kế hẳn nơi nghỉ bằng ván gỗ. Thế nhưng, ếch vẫn chết dần chết mòn vì nước bị ô nhiễm khi cho các giá thể lạ vào.

Riêng vụ đầu, hơn 3.000 cá thể ếch đã chết quá 2/3. Đến lúc này, ông chủ Kết mới giật mình phát hiện ra nguyên nhân nằm ở việc thiết kế bể quá dốc. Anh dồn số ếch còn lại làm 1 bể rồi thuê thợ sửa nâng cho đáy bằng phẳng. Thấy ếch sinh trưởng trong bể tốt, anh mua thêm 1.500 ếch giống, đợi ngày xuất bán.

Tuy nhiên, ếch nuôi 7 tháng vẫn chưa có đầu ra. Thị trường lúc đó ưa chuộng ếch đồng, trong khi ếch Thái Lan chưa được tin dùng. Lặn lội khắp các cửa hàng ăn ở Hà Nội, Thái Nguyên, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, anh đều nhận được những cái lắc đầu.

Anh về bàn với vợ, bán gia sản cuối cùng là chiếc máy bơm và 1 tải thóc mua cám cầm cự đến ngày tìm đầu ra cho ếch. May mắn với anh Kết, anh gặp được khách hàng ở Hà Tây (cũ) có nhu cầu mua ếch thịt, ếch từ 400 -500gram/con với giá 38.000 đồng/kg. Đầu tư vốn liếng hết hơn 20 triệu, anh bán tất thảy thu về được 17 triệu đồng.

Không nản lòng, năm 2007, anh lặn lội vào Hà Tĩnh mua 100 cặp ếch bố mẹ để tạo nguồn giống ổn định cho gia đình. Ếch lạ nước, khác khí hậu nên chết đến 24 cặp. Học hỏi trên sách vở, anh đưa từng cặp ếch vào ô đẻ, tạo mưa, bơm nước và tiêm thuốc kích thích trứng. Tuy ếch đẻ nhiều nhưng tỷ lệ trứng nở ra nòng nọc chỉ đạt 60 - 65%. Nước bể để ít, không được thay thế nên bị ô nhiễm, nòng nọc có hiện tượng dựng đầu. Làm theo hướng dẫn, anh và vợ cặm cụi kê ghế hớt toàn bộ nòng nọc ra thau. Để qua trưa, đến đầu giờ chiều, vợ chồng anh ra thì tá hỏa, toàn bộ nòng nọc trong chậu chết toàn bộ.

Tìm hiểu, anh được biết, nòng nọc dựng đầu do thiếu oxy, anh bổ sung nước vào bể nuôi thấy nòng nọc bơi tìm ăn. Bổ sung lòng đỏ trứng gà cho nòng nọc ăn, cuối vụ, anh cũng thu được 20 vạn con giống. Thông qua Hội Làm vườn của xã Bắc Phú, anh Kết xuất bán 10 vạn ếch giống cho bà con. Số còn lại, anh tiếp tục nuôi để cung cấp ếch thịt ra thị trường.

 

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm