| Hotline: 0983.970.780

Nuôi gia cầm theo nhóm nông hộ tự quản

Thứ Sáu 11/03/2011 , 08:30 (GMT+7)

Về yêu cầu kỹ thuật, nông hộ tham gia mô hình được hướng dẫn áp dụng các biện pháp cơ bản của quy trình chăn nuôi theo hướng ATSH...

Chăn nuôi gà, vịt ở Long An tuy phát triển khá phổ biến; nhưng đa phần ở dạng quy mô nông hộ, sản xuất nhỏ, phân tán; hiểu biết về kỹ thuật của nhiều người chăn nuôi còn hạn chế, nhất là về lĩnh vực phòng chống dịch bệnh.

Sự thiếu hiểu biết khoa học trong chăn nuôi góp phần làm tăng nguy cơ phát sinh dịch bệnh trong đàn vật nuôi; đồng thời, khi có dịch bệnh xảy ra thì công tác dập dịch cũng gặp nhiều trở ngại, do không triển khai được các hoạt động cần thiết kịp thời, đầy đủ, triệt để và đồng bộ.

Trong tình hình hiện nay, dịch cúm gia cầm H5N1 vẫn tiềm ẩn nguy cơ gây ra những thiệt hại không những về mặt kinh tế cho người chăn nuôi, mà nguy hiểm hơn còn có thể gây dịch cúm trên người. Vì vậy, yêu cầu hướng dẫn rộng rãi cho nông hộ chăn nuôi gia cầm hiểu rõ và thực hiện đầy đủ các biện pháp chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học (ATSH) của Dự án Cúm gia cầm Long An (VAHIP Long An) là mục tiêu chính trong mọi hoạt động.

Với hiện trạng chăn nuôi gia cầm đa phần vẫn ở quy mô nhỏ, điều kiện cơ sở vật chất thấp, cách chăn nuôi đa dạng, dự án VAHIP xác định quan điểm và phương pháp áp dụng cần thiết là “xây dựng mô hình ứng dụng linh động các biện pháp phòng bệnh theo điều kiện sản xuất thực tế của từng nông hộ, gắn liền với hình thức tổ chức tự quản, tự kiểm tra của tập thể, nhằm phát huy tính tự giác cá nhân và sự hợp tác chia sẻ của cộng đồng, thì mục tiêu áp dụng các khuyến cáo mới có thể duy trì thường xuyên, lâu dài và mở rộng được”.

Theo quan điểm đó, phương thức hỗ trợ sản xuất cho nông hộ cũng được cải tiến. Thay cho cách thường làm là hỗ trợ con giống, thức ăn, thuốc thú y...; mô hình chuyển sang hỗ trợ các loại vật tư kỹ thuật có liên quan trực tiếp đến việc áp dụng các biện pháp chăn nuôi ATSH như: bình phun thuốc, thuốc sát trùng để áp dụng biện pháp sát trùng định kỳ chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi; lưới để giăng rào tách biệt khu vực chăn nuôi với nơi sinh hoạt; trang phục bảo hộ cho người chăn nuôi sử dụng khi chăm sóc gia cầm...

Về yêu cầu kỹ thuật, nông hộ tham gia mô hình được hướng dẫn áp dụng các biện pháp cơ bản của quy trình chăn nuôi theo hướng ATSH với các nội dung cụ thể như: Tổ chức khu vực chăn nuôi tách biệt với các nơi sinh hoạt của gia đình và cộng đồng. Thực hành thường xuyên các biện pháp kiểm soát, sát trùng việc ra vào khu chăn nuôi đối với người, phương tiện và động vật khác. Biết cách chẩn đoán lâm sàng triệu chứng, bệnh tích các loại bệnh thường gặp, biết cách chủ động phòng ngừa bằng vắc-xin, thuốc thú y; trong đó, nhất thiết phải tiêm phòng vắc-xin cúm gia cầm H5N1 và các bệnh có trong danh mục bắt buộc tiêm phòng do Bộ NN-PTNT quy định. Phải bố trí khu vực nuôi cách ly gia cầm mới nhập, gia cầm bệnh. Thực hiện thường xuyên công việc vệ sinh, xử lý chất thải, định kỳ xử lý sát trùng chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi. Sử dụng trang phục bảo hộ dành riêng cho chăn nuôi. Thực hiện yêu cầu mua, bán con giống có nguồn gốc cụ thể, có chứng nhận kiểm dịch của cơ quan thú y.

Về công tác tổ chức, các nhóm nông hộ (10-12 nông hộ/nhóm) được hướng dẫn sinh hoạt lệ kỳ theo cơ chế tập thể tự quản, có nội quy cụ thể, có sự phân công và tương trợ giúp đỡ giữa các thành viên và toàn bộ các hoạt động của nhóm được thể hiện qua “Sổ ghi chép sinh hoạt nhóm”. Đối với nghĩa vụ của nông hộ, ngoài yêu cầu tham dự các lớp tập huấn, sinh hoạt nhóm, cần ghi chép đầy đủ tiến trình, kết quả áp dụng các giải pháp kỹ thuật trong “Sổ nhật ký sản xuất nông hộ”.

Đến nay, dự án đã xây dựng được 34 nhóm nông hộ ở các huyện Đức Hòa, Đức Huệ, Cần Đước, Cần Giuộc, Châu Thành, Tân Trụ, Bến Lức, Thủ Thừa, Thạnh Hóa, Tân Thạnh và Tp. Tân An. Tuy mô hình còn ở giai đoạn khởi đầu nhưng có thể ghi nhận hầu hết bà con chăn nuôi đều rất tích cực học tập, sinh hoạt, trao đổi kinh nghiệm và áp dụng các khuyến cáo kỹ thuật. Họ đã nhận thấy rõ các mặt lợi ích thiết thực cho chăn nuôi gia đình trong mối tương trợ, chia sẻ kinh nghiệm thường xuyên và gần gũi của bà con láng giềng có cùng ngành nghề.

Xem thêm
Giá heo tăng nhờ tăng cường ngăn chặn nhập lậu

Việc các địa phương ở phía Nam tăng cường ngăn chặn heo nhập lậu đang góp phần giúp cho giá heo hơi tăng lên ở Đông Nam bộ và trên cả nước.

Hơn 200 đơn vị tham gia Triển lãm công nghệ, dịch vụ cho thú cưng

TP.HCM Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng tại Việt Nam - Petfair Vietnam và Livestock Vietnam 2024 được tổ chức tại SECC, quận 7, TP.HCM.

Hưng Yên làm sống lại các lớp học IPM

Thời gian qua, trong khi ở một số tỉnh việc quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) bị lơ là thì Hưng Yên đã tìm cách vực dậy.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất