| Hotline: 0983.970.780

Nuôi gia công lợn nái ngoại

Thứ Năm 16/02/2012 , 10:10 (GMT+7)

Xuất thân từ nông thôn, anh Bùi Huy Hạnh ở xã Tái Sơn, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương đã mạnh dạn hợp tác với Tập đoàn Charoen Pokphand (C.P) để phát triển trang trại chăn nuôi lợn giống quy mô công nghiệp; vừa đem lại lợi ích kinh tế, vừa đảm bảo môi trường.

Sau khi ký hợp đồng gia công với C.P, anh Hạnh đã tiến hành đầu tư xây dựng trang trại trên diện tích hơn 3 ha tại xã Tái Sơn. Anh cho biết: Khi mới bắt tay chuẩn bị làm, anh rất lo bởi số tiền đầu tư khá lớn, phải vay mượn ngân hàng. Năm 2006, số tiền đầu tư ban đầu lên đến gần 20 tỷ đồng. Thời điểm đó anh phải thế chấp nhà cửa, đất đai… để vay vốn ngân hàng.

Được sự giúp đỡ của các chuyên gia Thái Lan, anh đã cho xây dựng khu chuồng trại với diện tích hơn 10.000 m2 . Khu chuồng trại gồm 4 dãy nhà chính, mỗi dãy rộng 2.300 m2. Trong các dãy nhà đều lợp bằng tôn Austnam, sàn và trần được ốp bằng tôn lạnh tiêu chuẩn, lắp đặt hệ thống cấp dẫn nước và núm tự động, hệ thống làm mát, phun sương và hộp định lượng thức ăn... theo tiêu chuẩn của C.P.

Để chủ động nhân giống, anh còn đầu tư mua sắm các thiết bị phục vụ việc gieo tinh nhân tạo như giá nhảy, tủ hấp, tủ trữ tinh, ống nghiệm các loại và thiết bị thí nghiệm… Giống lợn nuôi được nhập 100% từ Thái Lan, hiện trong chuồng có khoảng 1.400 con. Theo anh, mỗi con lợn giống khoảng 4 kg là đạt tiêu chuẩn xuất chuồng, trung bình 1 tuần xuất khoảng 600- 650 con. Mỗi năm, trang trại cung cấp khoảng 30.000 con lợn giống ra thị trường.

Để lợn khỏe mạnh và sinh sản tốt, nhiệt độ trong các dãy nhà luôn được duy trì ở mức 26- 27oC, cả mùa đông lẫn mùa hè. Vào mùa đông, trong các dãy nhà được bố trí rất nhiều bóng đèn sợi đốt loại 200W để sưởi ấm cho lợn. Để đảm bảo hệ thống vận hành liên tục, anh đã trang bị 1 máy phát điện công suất 350 KW.

Việc ra vào khu chăn nuôi được thực hiện theo quy trình nghiêm ngặt. Trước cổng là nhà sát trùng xe, mỗi khi ra vào xe phải phun tẩy trùng trong 5 phút. Còn nhân viên ra vào đều phải thực hiện nghiêm ngặt việc sát trùng. Ngoài ra, trang trại còn tận dụng lượng phân thải của hầm biogas, cung cấp cho bà con chăm bón cây trồng.

Với mô hình trang trại chăn nuôi này, anh Hạnh đã giải quyết việc làm cho khoảng 40 lao động, thu nhập trung bình gần 3 triệu/người/tháng. Tuy nhiên, theo anh, mô hình trang trại này chỉ mang tính chất nuôi gia công cho C.P; lợi nhuận được phân chia theo tỷ lệ nhất định. Khi hỏi về dự định trong 5 năm tới, anh cho biết, sẽ mở một trang trại riêng như mô hình này, chứ không muốn chỉ dừng ở việc nuôi gia công như hiện nay.

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Điều trị, làm đẹp cho thú cưng: Đã học rồi còn phải học thêm

Thú cưng đưa vào các phòng khám thú y điều trị được siêu âm, X quang để chẩn đoán bệnh như người nên nhân viên phòng khám phải được đào tạo bài bản.

Doanh nghiệp đầu tiên công bố sản xuất cà phê tuân thủ EUDR

ĐẮK LẮK Simexco DakLak đã được cấp chứng nhận tuân thủ EUDR cho 4.957 nông dân với diện tích 5.375ha trong vùng liên kết.

Đồng Nai hướng tới cơ giới hóa đồng bộ trong trồng trọt

Cơ giới hóa trong trồng trọt ở Đồng Nai đã có nhiều thành tựu nhưng chưa đồng bộ. Tỉnh này đang hướng tới việc cơ giới hóa đồng bộ trong thời gian tới.

Bình luận mới nhất