| Hotline: 0983.970.780

Nuôi sâu-mối nguy đằng sau lợi nhuận

Thứ Năm 16/09/2010 , 11:00 (GMT+7)

Có thể nói, nghề nuôi sâu tự phát đang tiềm ẩn những nguy cơ đe dọa đến môi trường, sinh thái.

Không ít người đầu tư nhiều công phu và tiền của cho thú chơi chim cảnh, cá cảnh. Những loại chim cá cảnh quanh năm xài đồ khô, thức ăn công nghiệp là xếp vào hạng xoàng. Chim, cá cảnh càng quý, nghề chơi càng công phu và tốn kém.

Với những con cá Rồng trị giá hàng chục triệu, thậm chí đến trăm triệu, hay chú chim họa mi giá cả ngàn đô la, ngoài việc chủ nhân trang bị cho chúng những chiếc bể, chiếc lồng có giá trị tương xứng, chuyện ăn uống của chúng cũng có cả một công nghệ phục vụ.

Chim cảnh ăn côn trùng tươi sống như: sâu bọ, rết, thạch sùng, gián, chuồn chuồn, châu chấu… trông sẽ đẹp mã hơn, siêng hót và hót hay, cá quý sẽ khỏe mạnh bơi lội. Song, những thứ thức ăn thiên nhiên này không phải dễ kiếm và ngày nào cũng có. Vì thế, để đáp ứng nhu cầu về thức ăn tươi sống cho chim, cá cảnh, một nghề mới đã xuất hiện: nghề nuôi sâu.

Hầu hết các cơ sở bán chim, cá cảnh trên địa bàn TP Buôn Ma Thuột đều bán thức ăn kèm theo và nhiều dịch vụ khác. Chị H, chủ một cơ sở bán chim kiêm nuôi sâu, bán sâu ở đường Phan Bội Châu không hề giấu giếm: “Lúc đầu tôi đã phải mất nhiều công sức đi học nghề nuôi sâu ở một số địa phương khác và bỏ ra một số vốn để mua sâu giống về nuôi”. Trong căn nhà ống nhỏ của chị H, có đến mấy chục chậu sâu, chồng thành nhiều tầng, nhung nhúc trong những chiếc chậu toàn là sâu.

Loại sâu này thân hình tròn, màu đồng nhẵn bóng, béo mập, hai hàm răng như hai gọng kìm khua liên tục. Chúng không ngớt vận động trong tư thế lổm ngổm, con chui lên, con bò xuống tìm kiếm thức ăn. Độ dày của chậu nuôi sâu khoảng bốn, năm phân, mỗi chậu chứa được khoảng 800 – 1.000 con. Sâu được phân loại lứa nào ra lứa đó, đủ mọi kích cỡ từ bằng cái kim, cái tăm cho đến đầu đũa. Theo quan sát, loại sâu này rất giống sâu thép có răng cực sắc, thường chui xuống cắn ngang gốc cây lạc non, chỉ khác là thân có vẻ mềm hơn.

Hỏi về nguồn gốc loại sâu này, chị H lưỡng lự: “Chúng tôi nhập trứng từ Trung Quốc về, sau đó cho nở thành sâu rồi bán ra thị trường. Từ lúc sâu con nở đến khi bán được chỉ mất hơn 3 tuần”. Loại sâu này rất phàm ăn, từ lá cây, cành cây non, cám gạo, cám ngô, bí, vỏ dưa hấu, hoa quả các loại, khoai tây, cà rốt, thậm chí đến cả… đầu cá chúng cũng xơi rào rào. Trung bình một lon sâu giá 5.000 đồng. Nhà chị đã thực hiện khâu nhân giống sâu khá hiệu quả, lúc nào cũng có sâu gối lứa, đủ các cỡ tuổi. Một số địa điểm bán chim cảnh ở đường Điện Biên Phủ, Nguyễn Văn Cừ, các xã Hòa Thắng, Hòa Đông cũng là nơi cung cấp lượng sâu khá lớn cho dân chơi chim cảnh ở thành phố và các huyện.

Nghề nuôi sâu có vẻ ngày càng ăn nên làm ra bởi nhu cầu rất lớn. Cá Rồng, một loại cá được dân chơi rất chuộng vì chúng được cho là mang lại tài lộc cho gia chủ với trị giá từ vài ba chục triệu đồng đến cả trăm triệu đồng, có món khoái khẩu là sâu tươi. Với giá mỗi lon sâu khoảng 5.000 đồng, khẩu phần ăn mỗi tháng của loại cá này ít nhất cũng tốn khoảng 600 – 700 nghìn đồng/con. Các loại chim như chích chòe than, chòe lửa, khiếu, nhồng… cũng đều ăn sâu. Một chủ quán bán chim ở chợ Hòa Đông cho biết mỗi tháng anh tốn hàng triệu đồng mua sâu nuôi bầy chim trong nhà.

Câu chuyện con ốc bươu vàng được nhập vào Việt Nam qua con đường “xách tay” cách đây 20 năm vẫn là bài học đắt giá từ việc dễ dãi, mất cảnh giác với những loài “nhập cư” trái phép, nhất là khi chúng ta chưa hiểu biết hết về sự lợi, hại của chúng thế nào.
Có thể nói, nghề nuôi sâu tự phát đang tiềm ẩn những nguy cơ đe dọa đến môi trường, sinh thái. Các chủ cơ sở nuôi, bán sâu đều qua mặt các cơ quan chức năng bằng cách tự “nhập” trứng sâu từ Trung Quốc về rồi mày mò tự nhân giống. Loài sâu lạ này chắc chắn thuộc nhóm sâu đa thực vì chúng ăn rất tạp. Đặc biệt, chúng đã quen với khả năng sinh trưởng ở mật độ dày đặc, hàng trăm, hàng ngàn con, liên tục vận động tìm kiếm thức ăn trong cái đáy chậu nhỏ hẹp.

Hiện nay, người nuôi cá, chim cảnh khi mua sâu về thường để dành cho chim, cá ăn dần, bởi chúng có thể sống được cả tháng. Sâu thường được nhốt tạm trong túi nilông, xô, chậu… rất sơ sài. Một người chơi chim cảnh ở phường Tân Hòa (TP Buôn Ma Thuột) cho biết: “Mua sâu về bọn trẻ con nghịch để nó xổng đất và ra ngoài là chuyện bình thường”. Nếu loài sâu này lọt ra ngoài và sinh sôi nảy nở trong thế giới tự nhiên, nguy cơ phá hoại mùa màng, gây nguy hiểm cho cây cối, thậm chí cả động vật sẽ rất khó lường!

Xem thêm
Thả 4,7 triệu con tôm giống ra biển Gành Hào

Bạc Liêu Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện Lễ hội Nghinh Ông huyện Đông Hải lần thứ XXI năm 2024.

Bộ đội Biên phòng vận động chủ tàu đánh số tạm thời với tàu cá '3 không'

Bà Rịa - Vũng Tàu Trong ngày 9 và 10/4, Đồn Biên phòng Bình Châu đã tổ chức tuyên truyền về phòng, chống khai thác IUU cho các ngư dân trên địa bàn.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm