| Hotline: 0983.970.780

Nuôi vịt siêu thịt

Thứ Sáu 04/04/2014 , 10:01 (GMT+7)

Vịt siêu thịt (còn gọi là vịt Super M.) có nguồn gốc từ Anh, là loại vịt tăng trọng nhanh so với vịt ta, khả năng chống chịu bệnh tốt, tỷ lệ sống cao và có giá trị kinh tế.

Đến khu vực Hòa Long, phường Thới Hòa, quận Ô Môn (TP Cần Thơ) hỏi thăm nhà chị Cao Thị Loan, 47 tuổi (vợ anh Phạm Hữu Phước, Chủ tịch Hội Nông dân phường An Hòa, quận Ô Môn), người có nhiều năm nuôi vịt siêu thịt thành công thì ai cũng biết. Hỏi thăm chị về kinh nghiệm nuôi, chị vui vẻ chia sẻ.

Vịt siêu thịt (còn gọi là vịt Super M.) có nguồn gốc từ Anh, là loại vịt tăng trọng nhanh so với vịt ta, khả năng chống chịu bệnh tốt, tỷ lệ sống cao và có giá trị kinh tế. Vịt con mới nở đem về nuôi nếu chăm sóc tốt trong vòng 2 tháng thì có thể đạt được trọng lượng khoảng 3 kg.

Theo chị, trên lý thuyết là như thế, nhưng cũng phải nắm vững những kỹ thuật cơ bản của nó. Từ khi nuôi vịt siêu thịt tới nay (khoảng 4 năm) không bao giờ vật nuôi bị hao hụt. Mỗi lần nuôi 50 con, giá 11.000 đồng/con.

Về chuồng trại, chị cất chuồng cao ráo có sàn gie ra cạnh mé sông, dưới mé sông chị bao phủ lưới xung quanh, cao khỏi đầu người để cho vịt tắm khi nước lớn và lúc nước ròng cho vịt lên chuồng. Chuồng trại được phủ bạt nilon xung quanh để giữ độ ấm, tránh gió lùa. Tuần đầu, vịt con khi mới bắt về cho thức ăn  C.16 kèm nước uống có pha thuốc ngừa bệnh tiêu chảy, dịch tả, thương hàn (uống trong 2 tuần). Tuần kế, cho ăn thức ăn C.16 cùng với lúa và cho uống thuốc kháng sinh cần thiết.

Và, đúng 25 ngày sau chích thuốc phòng ngừa cúm H5.N1 (1 lần). Cuối cùng, cứ thế mỗi ngày cho vịt ăn, nước uống cũng tiếp tục có pha thuốc kháng sinh để ngừa bệnh cho đan vịt cho đến khi vịt đạt trọng lượng 3 kg (khoảng 2 tháng) thì xuất bán.

Trong 1 năm chị nuôi 5 kỳ (tổng cộng 10 tháng). Giá thu mua của thương lái tận nhà hiện tại 41.000 đ/kg, trừ các chi phí chị lãi được khoảng 20 triệu đồng/năm.

Xem thêm
Bò 3B mang tới hi vọng cho người dân miền núi

QUẢNG TRỊ Người dân hi vọng bò 3B sẽ là đối tượng nuôi mới mang lại hiệu quả kinh tế cao, một số hộ dự kiến mở rộng chăn nuôi sau khi kết thúc hỗ trợ.

Tiêm phòng dại vì cộng đồng

Chương trình ‘Tiêm phòng dại vì cộng đồng’ lần 4 vừa được triển khai tại Đức Huệ, Long An, Những năm qua, chương trình đã giúp nâng cao tỷ lệ tiêm phòng trên địa bàn.

Đồng Nai hướng tới cơ giới hóa đồng bộ trong trồng trọt

Cơ giới hóa trong trồng trọt ở Đồng Nai đã có nhiều thành tựu nhưng chưa đồng bộ. Tỉnh này đang hướng tới việc cơ giới hóa đồng bộ trong thời gian tới.