| Hotline: 0983.970.780

Nuôi vịt sinh sản và ấp nở an toàn

Thứ Sáu 26/09/2014 , 08:11 (GMT+7)

Những cải tiến về ấp nở là thực hiện di chuyển 1 chiều trong lò ấp; tách biệt khu ấp và khu nở; thực hiện xông trứng trong ngày ngay sau khi vịt rớt hột.

Trong khuôn khổ Dự án OSRO/RAS/604/USA về phòng chống cúm gia cầm do cơ quan Phát triển Hoa Kỳ (USAID) tài trợ thông qua Tổ chức Nông lương Liên Hiệp Quốc (FAO), chị Đoàn Thị Ngọc Bích, phường Tân Lộc, quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ xây dựng thành công mô hình áp dụng các biện pháp chăn nuôi vịt đẻ giống an toàn sinh học tại lò ấp.

Hiện đàn vịt của chị có quy mô 1.800 vịt mái đẻ bố mẹ giống CV Super M2. Những cải tiến về ấp nở là thực hiện di chuyển 1 chiều trong lò ấp; tách biệt khu ấp và khu nở; thực hiện xông trứng trong ngày ngay sau khi vịt rớt hột.

Chị Bích cho biết, trứng giống sau khi nhặt tại chuồng được cho ngay vào tủ xông kết hợp cho thuốc tím. Xông trứng trong vòng 20 phút, sau đó bật quạt hút khí ra ngoài, 1h sau lấy trứng ra cho vào kho bảo quản, khoảng 3 - 5 ngày sau cho trứng vào ấp.

Lưu ý, không xông trứng sau khi nhặt trứng 24 h vì khí xông sẽ làm chết phôi; tủ xông trứng phải thật kín. Kết quả áp dụng các giải pháp trên đã giúp chị giảm tỷ lệ trứng vịt chết phôi, vịt con nở ra giao cho các hộ nuôi có tỷ lệ nuôi sống cao trên 90%. Tỷ lệ vịt loại 1 đạt 80% mà trước khi thực hiện dự án chỉ đạt tối đa 70%.

Các giải pháp đã cải tiến ở đàn vịt sinh sản bao gồm xây hồ lọc nước, cho uống nước sạch thay vì trước đây vịt chỉ uống nước ao; máng nước uống được cải tạo cho tự động; cải tiến ổ đẻ và khu đẻ cho vịt, đặc biệt chỉ cho vịt vào ô đẻ lúc 22h đến 8h sáng hôm sau giúp trứng luôn sạch sẽ; cải tiến dinh dưỡng cho vịt nuôi hậu bị bằng cách cho vịt ăn thêm thức ăn hỗn hợp thay vì trước đây chỉ cho vịt ăn lúa.

Kết quả cho thấy vịt đẻ sai và bền hơn; giảm tỷ lệ loại thải vịt và các bệnh về đường tiêu hóa. Ngoài ra chị còn kết hợp chăn nuôi cá, hàng năm thu thêm 50 triệu đồng từ thu hoạch cá.

Xem thêm
Giải bài toán nguồn thức ăn cho ngành chăn nuôi

GIA LAI Thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi là chủ trương đang được tỉnh Gia Lai hướng đến.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Cần trợ lực chính sách

Người dân còn e ngại khi lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm bởi chi phí đầu tư cao, trong khi việc bảo quản các trang thiết bị này gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm