| Hotline: 0983.970.780

Ở nơi trai gái yêu nhau... về chung sống, không có khái niệm đám cưới

Thứ Năm 23/11/2017 , 15:10 (GMT+7)

Chỉ cần cha mẹ 2 bên đồng ý là đôi trai gái đã trở thành vợ chồng chứ chẳng cần lễ cưới rình rang. Còn khi một người qua đời, thủ tục tiễn đưa cũng vô cùng đơn giản. Đó là 2 trong số nhiều tập tục có từ lâu đời trên đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận.

Không có khái niệm "lên xe hoa"

Đảo Phú Quý nằm cách cảng cá của TP Phan Thiết của tỉnh Bình Thuận 56 hải lý (khoảng hơn 100km) về phía Đông, rộng hơn 16km, gồm 10 hòn đảo nhỏ quy tụ.

16-14-12_nh_1
Một góc đảo Phú Quý

Trên chuyến tàu ra đảo, tôi bắt chuyện và làm quen với anh Biên, ngư dân trên đảo Phú Quý. Nghe tôi hỏi thăm chuyện gia đình, anh cho biết, đã có vợ và 2 con. Khi tôi hỏi: “Anh cưới vợ lâu chưa?”, thì anh cười bẽn lẽn, bảo: “Dân đảo xưa giờ đâu có làm đám cưới đâu, trai gái gặp nhau, mến nhau thì về chung sống thôi. Ông bà già nhà tôi cũng vậy. Đến thời tôi cũng thế thôi”.

Thấy tôi tỏ vẻ ngạc nhiên, anh giải thích: “Dân đảo ngày xưa thứ nhất là nghèo, không có điều kiện tổ chức cưới. Một lý do khác là nhà nào cũng đi biển, chẳng có người dự đâu mà tổ chức cưới. Ai cũng vậy, riết rồi thành tục lệ thôi. Vài năm gần đây, nhiều người ra đảo công tác, nhiều gia đình cũng gửi con về đất liền, ăn học thành tài, làm việc trong đất luôn, nên tổ chức cưới. Nhưng cho dù tổ chức, họ cũng làm nhỏ nhỏ, chủ yếu chụp hình làm kỷ niệm, chứ không tổ chức rình rang. Cho nên, đến giờ Phú Quý vẫn là hòn đảo không có đám cưới”.

Ông Mai Giác, năm nay 72 tuổi, người lo việc coi giữ, cúng bái trong đền Ông, hay còn gọi đền Ông Nam Hải, nơi thờ bộ cốt cá voi ở thôn Triều Dương, xã Tam Thanh, huyện đảo Phú Quý, nói về tục “không cưới” trên đảo: “Chỉ cần cha mẹ 2 bên đồng ý là đôi trai gái đã trở thành vợ chồng chứ chẳng cần cưới xin chi cả”.

16-14-12_nh_2
Cảng cá trên đảo Phú Quý ghe xuồng, người mua kể bán tấp nập, náo nhiệt không thua cảng cá lớn nào ở đất liền

Rồi, như để tôi hiểu hơn về tục lạ này, ông Giác nói tiếp: “Hồi xưa đảo làm gì có đường nhựa, xe cộ các kiểu cũng không, nên không có khái niệm “lên xe hoa”. Ngư dân chỉ biết thuyền ghe và bạn ghe. Những thanh niên đến tuổi lấy vợ, được các cô gái “dòm” thành tích về bơi lặn, đánh bắt cá, câu mực giỏi, vượt qua nhiều cơn bão dữ, đối xử tốt với cha mẹ, gia đình, bạn ghe... và sẽ chủ động “chinh phục”. Sau khi đôi trai gái đã yêu nhau, họ về báo cho cha mẹ biết. Sau đó, 2 bên gia đình sẽ hẹn gặp “nói chừng”. Sau thủ tục quan trọng nhất này, nếu suôn sẻ, coi như đôi trẻ đã là vợ chồng. Kể từ đây, chàng trai có thể đến nhà gái để ngủ”.

“Có khi nào cuộc “nói chừng" thất bại không chú?”, tôi hỏi. Ông Giác lắc đầu: “Tôi chưa gặp bao giờ. Vì đây chỉ là thủ tục xác lập hôn nhân, chủ yếu do đôi trẻ chứ cha mẹ không bao giờ ngăn cản”.

16-14-12_nh_6
Nụ cười trẻ thơ trên đảo Phú Quý

Ông Giác cho biết thêm, sau khi “nói chừng”, chàng rể ban ngày làm việc bên nhà mình, tối về ngủ với cô dâu. Nếu hai bên gia đình có công việc to như giỗ chạp, làm nhà... thì sang “mượn” cô dâu, hoặc chú rể về giúp việc. Thời gian “ngủ bên nhà vợ” nếu xảy ra những mâu thuẫn, hay phát hiện sự rạn nứt, bất ổn nào đó trong hạnh phúc, tình yêu chàng trai có thể “chia tay” mà không cần phải hòa giải hoặc ly hôn. Cũng không hiếm những trường hợp sau một thời gian ngắn, khi chàng rể sang nhà vợ ngủ, cô dâu nhận thấy 2 người không hợp, không thể chung sống lâu dài, nên chủ động “sa thải” chồng. “Có vụ nào khi 2 người chung sống nhiều năm, có con cái rồi mà chia tay không?”, tôi hỏi. Ông Giác đáp “tôi chưa thấy”.
 

Tình người trên đảo

Ở đảo Phú Quý, thủ tục cưới xin gần như không có, tục ma chay cũng đơn giản không kém. Ông Giác cho biết: “Đám tang ở đây rất đơn giản và tình cảm”. Ngừng giây lát, ông nói tiếp: “Mấy năm trước tôi cũng từng có vài lần vào đất (vào đất liền) dự đám tang người quen. Thấy khác hoàn toàn ngoài này”.

Tôi hỏi: “Khác thế nào ạ?”. Ông đáp: “Khi nhà có người mất, chủ nhà phải thông báo cho hầu hết người thân, bạn bè biết. Rồi phải lo chuyện ăn uống cho khách đến viếng. Gia chủ một mặt lo tang lễ, một mặt phải tiếp đón người đến viếng. Đặc biệt, thấy nhiều nơi để người chết trong nhà cả tuần vẫn chưa thấy mang đi chôn. Như vậy không chỉ phiền phức mà còn ô nhiễm cho chủ nhà, cho hàng xóm nữa”.

Tôi hỏi: “Thế còn đám tang ngoài đảo?”. Ông nói: “Ngoài đảo, mỗi khi nhà nào có người mất, chẳng cần chủ nhà thông báo, cả xóm, cả làng làng tự nguyện đến, góp công góp sức, mỗi người một tay, lo chu toàn mọi việc, từ chuyện khâm liệm đến đào hang cho gia chủ. Phía gia đình không phải dọn cơm, không phải giết gà, mổ heo, phục dịch chuyện ăn uống gì cả. Làm xong ai về nhà nấy ăn cơm. Nếu gia đình nào khó khăn, bà con ngoài việc đến giúp làm việc, còn quyên góp kinh phí, giúp gia chủ lo chu toàn xong đám tang”. Tôi hỏi: “Đào hang là làm gì ạ?”, thì ông cười, đáp: “Tôi quên, đó là từ dân đảo quen gọi là đào huyệt”.

Tôi hỏi tiếp: “Vậy là đám tang ngoài đảo không để lâu?”, ông đáp “Chỉ trong vòng 1 ngày 1 đêm là mang đi, trừ những trường hợp đặc biệt như chờ người thân đi biển xa chưa về kịp. Khi ấy họ phải dùng đến tủ cấp đông để bảo quản, đảm bảo môi trường cho người sống, không làm ảnh hưởng đến sức khỏe gia chủ và cộng đồng”.

Khi câu chuyện về tục tổ chức đám tang đã xong, ông Giác “khoe” thêm: “Đây là khu đền Ông Nam Hải rất linh thiêng, cháu có biết không?”, tôi ngập ngừng không trả lời, ông liền kể: “Tôi nghe cha mẹ kể lại, ngày xưa, có một chiếc ghe đánh cá của ngư dân ở vùng Lý Sơn, đang chạy trên biển thì bất ngờ gặp đàn cá chuồn, đen đặc mặt nước biển, bơi ngược chiều ghe, khi đến gần, chúng thi nhau lao vào.

16-14-12_nh_4
Bộ cốt Ông Nam Hải
16-14-12_nh_5
Ông Mai Giác, người coi đền thờ Ông cá Voi trên đảo

Sau một hồi, mạn ghe thủng lỗ chỗ, nước tràn vào khoang, chìm dần. Các ngư dân trên ghe tưởng cầm chắc làm mồi cho cá dưới đáy đại dương, nên cùng nhau cầu khẩn ông Nam Hải. Không lâu sau đó, mọi người ngạc nhiên thấy chiếc ghe từ từ được nâng lên, nước không vào khoang nữa. Mọi người nhìn xuống thì thấy dưới đáy ghe là tấm lưng đen bóng, rộng, dài gấp rưỡi chiếc ghe của ông cá voi. Chiếc ghe được đưa dần vào một hòn đảo lạ, nhưng rất đẹp, nằm giữa bốn bề sóng biển. Mọi người mừng rỡ, nhảy xuống, rồi cùng quay lại vái lạy ông cá voi đã cứu mạng”.

Theo lời ông Giác, sau khi người dân định cư trên hòn đảo lạ này, cuộc sống ngày một đi lên, mưa thuận gió hoà, cuộc sống ngày một khá hơn, và họ đặt tên đảo là Phú Quý. Nhớ ơn Ông Nam Hải, người dân đã lập đền thờ. Sau đó, ngư dân còn nhiều lần được cá voi cứu khi gặp nạn giữa khơi xa. Đến khi cá voi chết, trôi dạt vào đảo, người dân trên đảo đã không ngừng thương tiếc.

Đây là một hòn đảo không chỉ nguyên sơ, đẹp, mà còn nhiều giá trị văn hoá khác mà các nơi khác không dễ gì có được như tập tục cưới xin, ma chay, tục thờ Ông Nam Hải... Gia đình tôi sinh sống ngoài đảo mấy đời nay, chưa có thành viên nào làm đám cưới. Nhưng cũng chưa có ai bỏ nhau. Đó là một nét văn hoá rất đẹp mà chúng tôi tự hào. Không phải tôi là cư dân đảo mà tự khen đâu, mà đó là nhận xét của bất kể ai khi đã ra đây”, ông Tạ Minh Nhựt, Chủ tịch UBND huyện đảo Phú Quý.

 

  • Rủ nhau đi hái lộc rừng
    Phóng sự 18/03/2024 - 06:00

    Quảng Bình Cứ vào tháng Ba hàng năm, nhiều người dân sống ở các xã Quảng Kim, Quảng Châu, Quảng Hợp (Quảng Trạch, Quảng Bình) rủ nhau lên rừng hái dâu và có nguồn thu đáng kể.

  • Mùa hoa mộc miên
    Phóng sự 15/03/2024 - 06:00

    Mộc miên, loài cây chung thủy với tháng Ba, cứ độ sau xuân lại rạo rực tự đốt cháy mình thắp lửa những góc trời, từ vùng đồng rừng đến những miền quê yên ả…

  • Hang Táu - miền cổ tích còn phong kín
    Phóng sự 12/03/2024 - 06:05

    Hang Táu là một thung lũng được giấu kín giữa bốn bề núi. Trời đất như chừa ra một khoảng đất tương đối bằng phẳng chỉ để cỏ cây khoe sắc...

  • Chuyện giữ rừng giữa biển
    Phóng sự 11/03/2024 - 06:15

    Qua Tết Nguyên đán, vùng đảo Tây Nam Tổ quốc bước vào cao điểm mùa khô, lực lượng chức năng bắt đầu ‘mướt mồ hôi’ với công tác giữ rừng trên các hòn đảo…

  • Bà Xuân 'hủi'
    Phóng sự 08/03/2024 - 08:45

    Từng là giáo viên mầm non nhưng đến nay nữ y tá Nguyễn Thị Xuân đã có gần 40 năm đồng hành cùng những bệnh nhân tại trại phong Quả Cảm - Bắc Ninh.

  • Những 'bông hồng' trên mâm pháo
    Phóng sự 08/03/2024 - 06:30

    Đó là những nữ dân quân trẻ tuổi thuộc Đại đội pháo phòng không 37 ly ở Đồng Hới, Quảng Bình. Bất kể trong điều kiện thời tiết nào, họ vẫn hăng say luyện tập…

  • Thu hoạch tiêu, nghề nguy hiểm
    Phóng sự 06/03/2024 - 06:33

    Nghề hái tiêu nhìn bên ngoài có thể dễ dàng nhưng công việc luôn đứng trên thang cao, tai nạn có thể ập đến bất cứ lúc nào. Đây được xem là nghề nguy hiểm.

  • Gã họa sĩ lập dị móng tay dài cả mét
    Phóng sự 05/03/2024 - 09:08

    Sau hơn 30 năm nuôi móng tay, ông Huyền không thể tự chủ trong sinh hoạt hàng ngày nhưng lại là họa sỹ nổi tiếng vùng biển.

  • Độc đáo chuyện học trên đảo Hòn Chuối
    Phóng sự 04/03/2024 - 06:54

    Ngày mới tập làm quen với con chữ, học sinh của 'lớp học tình thương’ trên đảo Hòn Chuối được người thầy mặc áo lính tập trung dạy làm người, hình thành nhân cách…

  • Chuyện ông 'Thìn rồng' ở đền Đô
    Phóng sự 02/03/2024 - 06:00

    Về Từ Sơn, hỏi chuyện 'ông Thìn rồng', đứa trẻ lên 6 cũng tỏ tường bởi ông là người may mắn hai lần ghi được khoảnh khắc đám mây hình rồng trên đỉnh đền Đô.

  • Ngày hội của những chàng trai
    Phóng sự 01/03/2024 - 06:00

    Mới ngày nào, họ còn là những học sinh, sinh viên, hay lao động tự do, nay đã chỉnh tề trong bộ quân phục màu xanh, chuẩn bị lên đường làm nghĩa vụ quân nhân.

  • Nổi nênh nghề rọ tôm trên hồ Thác Bà
    Phóng sự 26/02/2024 - 10:05

    YÊN BÁI Nghề đan rọ tôm có lúc mai một bởi xuất hiện công nghệ đánh bắt hiện đại, nguồn tôm cá ít dần theo thời gian, nhưng bà con vẫn cần mẫn thủy chung với nghề.

Xem thêm
Hà Lan sẵn sàng giúp Việt Nam đạt mục tiêu về xuất khẩu nông sản

Trưa 19/3, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan họp song phương với đoàn công tác Hà Lan do Bộ trưởng Chính sách Tự nhiên và Nitơ Christianne van der Wal dẫn đầu.

Đồng Tháp đặt mục tiêu thành tỉnh kiểu mẫu nông nghiệp sinh thái

Mục tiêu là biến Đồng Tháp trở thành địa phương dẫn đầu cả nước trong lĩnh vực nông nghiệp và trở thành trung tâm nông nghiệp, du lịch sinh thái của vùng ĐBSCL.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

Nghệ An thiệt hại hơn 667 tỷ đồng do thiên tai

Đã thành thông lệ, thiên tai thường xuyên rình rập và đe dọa Nghệ An bất kỳ lúc nào. Riêng năm 2023, tỉnh này thiệt hại hơn 667 tỷ đồng do thiên tai.