| Hotline: 0983.970.780

Thứ Tư 26/07/2017 , 06:25 (GMT+7)

06:25 - 26/07/2017

Ô tô thế chấp, hai bộ không nhường nhau, người dân chịu khổ

 Tại sao cơ quan công an không sinh ra thêm một loại màu mới, như biển màu vàng chẳng hạn, để cấp riêng cho loại xe đang thế chấp ngân hàng?

Nhiều ngày nay, hơn 1,3 triệu chủ xe ô tô có giấy tờ gốc của xe bị ngân hàng nắm giữ, buộc phải lưu hành bằng giấy tờ phô tô công chứng, do tiền để hình thành nên tài sản đó có nguồn gốc từ ngân hàng, đang hết sức lo lắng, khi Bộ Công an quyết định xử phạt những chủ xe không mang theo giấy tờ xe gốc, với mức phạt khá cao. Nói về lý, thì ngân hàng và công an, ai cũng có lý, cơ quan nào cũng có căn cứ để bảo vệ quyết định của mình, chẳng cơ quan nào chịu nhường nhau.

Nhưng, có một điều mà cả hai cơ quan này đều “quên”, là theo Luật công chứng năm 2014 và các văn bản dưới luật khác, thì bản sao có công chứng, trong nhiều trường hợp, được dùng thay bản chính.

Nghĩa là bản sao có công chứng đó có giá trị không khác gì bản chính. Ngay cả khi đi xin việc, thậm chí đã vào làm việc ở một cơ quan rồi, thì cơ quan đó cũng chỉ giữ bản sao có công chứng những văn bằng, chứng chỉ của người lao động, còn bản chính vẫn do người lao động giữ. Vì vậy, cớ gì cứ phải bắt buộc chủ xe khi lưu hành phải mang theo bản chính. Quy định này cũng chẳng khác gì mỗi người lái xe khi lưu thông trên đường, bắt buộc phải lái xe chính chủ một thời vậy. Cấm vợ chồng, con cái, bạn bè, người thân mượn xe của nhau (!). Cái quy định cứng nhắc đó được đề xuất đã khá lâu, nhưng vì tính khả thi không cao, nên đến bây giờ vẫn chưa thành hiện thực.

Trong hơn 1,3 triệu ô tô bị ngân hàng giữ bản gốc giấy tờ đó, có hàng ngàn doanh nghiệp vận tải, do không đủ vốn sắm phương tiện kinh doanh, đã phải vay tiền của ngân hàng để mua xe rồi thế chấp bằng chính những phương tiện đó. Nay thò ra là phạt, thì chả khác gì đóng sập cửa doanh nghiệp. Có xe không dám chạy, không kinh doanh được, lấy gì trả lãi, trả gốc cho ngân hàng? Nói khác đi, làm thế, khác nào đẩy doanh nghiệp vào chỗ chết?

Trước tình huống “hai bên (công an và ngân hàng) đều phải” này, nhiều chuyên gia đã đề xuất: Hiện tại, ở ta đang lưu hành 3 loại màu khác nhau cho biển số xe: Biển đỏ là xe quân đội. Biển xanh là xe công và biển trắng là xe của tư nhân. Vậy tại sao cơ quan công an không sinh ra thêm một loại màu mới, như biển màu vàng chẳng hạn, để cấp riêng cho loại xe đang thế chấp ngân hàng. Làm thế, một là để dễ quản lý. Hai là tránh những trường hợp lừa đảo, bảo vệ được tài sản cho doanh nghiệp: Nếu có một lái xe nào đó cố tình mang loại xe này đi cầm cố, thì người nhận cầm cố, chỉ cần nhìn màu biển số là biết ngay đó là tài sản của ngân hàng, sẽ không dại gì mà xuất tiền. Khi nợ ngân hàng đã trả hết, thì chỉ việc thay lại nền biển kiểm soát cho chủ xe, từ nền vàng đổi sang nền trắng, còn số thì vẫn giữ nguyên.

Đó có thể nói là một đề xuất tuyệt vời đúng đắn. Làm thế, sẽ tháo gỡ được cho doanh nghiệp một vướng mắc lớn, khiến doanh nghiệp tiếp tục hoạt động được, Nhà nước có nguồn thu.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm