| Hotline: 0983.970.780

Oằn mình cõng xe quá tải

Thứ Sáu 13/06/2014 , 08:20 (GMT+7)

Quốc lộ 9B (QL 9B) đoạn chạy qua địa phận huyện Quảng Ninh (Quảng Bình) đang oằn mình cõng cả ngàn chuyến xe ô tô qúa tải chở đất đá đi qua mỗi ngày.

Tình trạng này đã kéo dài nhiều tháng nay, nhưng cơ quan chức năng của tỉnh vẫn đang “loay hoay” tìm cách xử lý.

"Đại công trường" vận tải

Từ sáng sớm, chúng tôi có mặt trên đoạn đường cách trung tâm huyện Quảng Ninh khoảng 2 cây số và đặt “chốt” thực nghiệm quan sát hoạt động của các phương tiện tham gia giao thông. Dễ nhận thấy là, từng đoàn xe tải nặng chở đầy đất đá rú ga ầm ầm vượt qua, bỏ lại đằng sau từng mảng khói đen nghẹt thở.

Cứ mỗi giờ trôi qua, chúng tôi đếm được khoảng trên 50 lượt xe với trọng tải 20, 30 đến 50 tấn (bằng mắt thường nhìn có thể ước lượng được nhờ số lượng trục bánh xe và lượng đất, đá chất đầy trên thùng xe), từ hướng các mỏ đất, đá phía Tây huyện Quảng Ninh vận chuyển qua QL9B.

Và tuyến đường này chẳng khác gì một công trường vận tải. Tình trạng vi phạm an toàn giao thông, vượt quá trọng tải cho phép khi lưu thông qua QL9B là quá rõ ràng.

Bấm giờ đồng hồ, trong khoảng 3 tiếng, chúng tôi đã ghi được hơn 140 chuyến xe có tải đi qua và cũng chừng đó xe chạy ngược lại. Mỗi chuyến xe thực hiện xong công đoạn chở vật liệu, quay lại, mất khoảng gần giờ 1 đồng hồ. Làm phép tính số học đơn giản, trừ thời gian nghỉ ngơi, ăn cơm cho các tài xế thì cũng đã có hơn ngàn chuyến xe quá tải nối nhau chạy trên tuyến đường này trong mỗi ngày đêm.

16-18-25_nno-4-mt-duong-
Mặt đường bị vỡ, hư hỏng

Nguyên nhân khiến tuyến QL9B phải oằn mình như vậy là do các mỏ đất, đá nằm tập trung ở phía Tây huyện Quảng Ninh. Mỏ đất nằm ở vùng đồi núi xã Vĩnh Ninh, mỏ đá từ các xã Áng Sơn, Vạn Ninh, được các DN có xe trọng tải lớn ùn ùn vận chuyển về các công trình đang thi công.

Để thu được lợi nhuận cao nhất, hàng trăm lượt xe “khủng” cật lực chạy suốt ngày đêm, bất chấp biển báo quy định trọng tải 13 tấn được gắn rất rõ bên cầu Nạng Hai, trên tuyến QL9B này.

Đường nát, cầu rung

Trong lộ trình khoảng 5km đoạn QL9B nối đường Hồ Chí Minh nhánh Đông với QL1A, phần lớn đi qua khu vực đông dân cư, lề đường rất hẹp. Trên nhiều đoạn, cổng nhà dân chạm sát mặt đường. Phóng viên bắt gặp rất nhiều lần, các xe tải chở đất đá phục vụ thi công công trình QL1A chạy qua các điểm đông dân cư, trong khi người dân tham gia giao thông bằng xe đạp, xe máy.

16-18-25_nno-6-luc-luong-
Lực lượng TTGT như bị “lép vế" trước tình trạng này

“Từ khi đường nát vì xe tải chở đất đá, đã có cả chục người đi xe máy, xe đạp bị tai nạn rồi. Ở ngã ba mặt đường hẹp, đầy ổ trâu ổ gà, lại còn xe tải chạy suốt ngày đêm. Cua rẽ đã khó, còn nói chi đến tránh cả chiếc xe tải to đùng. Không tai nạn răng được?” - anh Trần Đức Nam, một người dân ở Chợ Gộ bức xúc.

Mỗi lần như thế, bụi bốc lên mù mịt, người dân hốt hoảng dừng lại, dạt sang 2 bên lề đường để tránh xe. Do ô tô quá tải "cày" suốt ngày đêm nên đoạn đường bắt đầu xuống cấp, hư hỏng. Trên mặt đường đã xuất hiện những ổ gà, kể cả ổ voi và những “sống trâu” lớn.

Nghiêm trọng nhất là ngã ba nối QL9B với đường mòn Hồ Chí Minh nhánh Đông, thuộc địa phận thôn Chợ Gộ, xã Vĩnh Ninh, mặt đường đã bị cày nát hoàn toàn, lún xuống đoạn sâu nhất gần 1 gang tay, chỉ còn trơ lại đá dăm và nhựa đường đùn lên.

Một người dân có nhà ở ngay ngã ba này - ông Lê Văn Xuân ngao ngán nói: “Đã mấy tháng nay rồi, khói bụi bốc lên mù mịt, ô nhiễm cả đoạn đường. Những ngày gió to, lại lùa hết bụi vào những nhà gần đường, cực khổ không chịu nổi. Nhà tui dựng quán vừa bán hàng ăn uống, vừa bán tạp hóa mấy năm ni. Nhưng từ khi xe tải rầm rầm chở đất đá về làm đường QL1A, quán vắng khách hẳn vì khói bụi”.

16-18-25_nno-2-bui-mu
Bụi mù mịt

Trên tuyến đường này, có cây cầu bê tông một nhịp mà người dân thường gọi cầu Nạng Hai. Hai đầu cầu được gắn cột báo tải trọng 13 tấn. Ông Lê Văn Bốn (người dân xã Vĩnh Ninh) cho biết: “Cây cầu xây dựng được trên 10 năm rồi. Trước đây họ gắn biển báo tải trọng 10 tấn. Từ đầu năm, cột báo được thay lên 13 tấn đó”.

Do phải gánh hàng ngàn chuyến xe với tải trọng từ 30-50 tấn đi qua nên mỗi lần có xe qua là cây cầu cứ rung lên bần bật. “Tình trạng này kéo dài, chắc cây cầu sẽ có ngày sập, vì xe tải quá nặng"- ông Bốn than thở thay cho cây cầu.

Trao đổi với NNVN, ông Nguyễn Viết Ánh – Chủ tịch UBND huyện Quảng Ninh cho biết: “Cử tri cũng đã rất nhiều lần phản ánh, kiến nghị về tình trạng xe quá tải vận chuyển đất đá phục vụ thi công QL1A gây ra bụi bẩn và mất an toàn giao thông, cày nát mặt QL9B, UBND huyện cũng đã có văn bản gửi UBND tỉnh cùng các ngành chức năng để chấn chỉnh”.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm