| Hotline: 0983.970.780

Oằn mình nuôi chồng bại liệt, con tâm thần

Thứ Sáu 06/06/2014 , 08:20 (GMT+7)

Chồng bị tắc mật, u đầu tụy khiến hai tay, chân bị liệt; 2 con trai sinh đôi bị bệnh tâm thần suốt ngày lang thang; hoàn cảnh gia đình bà Dùm đang hết sức khó khăn, túng quẫn.

Trong căn nhà xập xệ, nằm lẻ loi trên cánh đồng vắng lặng. Khi chúng tôi đến thăm, nhìn trước cửa nhà, một người đàn ông với thân hình gầy gò, ốm dơ xương, gương mặt hốc hác nằm trên chiếc võng cũ kỹ.

Ông chào hỏi một cách yếu ớt, tay chân run rẩy. Đó là hoàn cảnh của ông Trần Hoàng Anh, 63 tuổi, thương binh hạng 4/4, ở ấp Long Sơn 1, xã Long Thạnh (Phụng Hiệp, Hậu Giang).

Ông Anh kể, ông tham gia kháng chiến chống Mỹ bị mìn nổ cụt 2 bàn chân. Sau ngày giải phóng, ông trở về quê lập gia đình rồi sinh được 7 người con. Hầu hết các con đều nghèo, có gia đình riêng, đi làm thuê xa. Riêng 2 con trai sinh đôi là Trần Hoàng Có và Trần Hoàng Dư (thứ 4 và thứ 5) sống chung với vợ chồng ông, nhưng mắc bệnh thần kinh đi lang thang khắp xóm.

Bà Huỳnh Thị Dùm, vợ ông Anh cho biết, đầu năm 2012, sau khi đi ngoài đồng giữa trời nắng vừa về đến nhà chưa kịp uống nước, bỗng dưng ông Anh ngất xỉu, may mắn được hàng xóm kịp thời đưa đến Bệnh viện Đại học Y dược Cần Thơ cấp cứu.

Tại đây, bác sĩ chẩn đoán ông bị tắc mật và u đầu tụy, khiến hai tay, chân bị liệt. Bà Dùm chạy vạy khắp nơi, mượn được hơn 20 triệu để điều trị cho ông nhưng vẫn không khỏi, bệnh tình ngày càng nặng thêm. Từ đó, ông chịu cảnh tật nguyền, nằm một chỗ trên chiếc võng cũ kỹ cho đến nay.

Thỉnh thoảng, ông Anh muốn trở mình, bà Dùm chỉ còn nước xoa bóp tay, chân giúp ông cử động. Để duy trì sự sống, hằng ngày bà đút từng muỗng cơm, chén thuốc cho ông. Bà chia sẻ: “Do ông Anh nằm một chỗ không đi lại được, tôi đợi lúc ông ngủ rồi rón rén, nhẹ nhàng thay quần áo đem xuống sông giặt. Đồ dơ gồm chất tiêu, tiểu, hôi hám, bốc mùi nồng nặc, làm riết rồi cũng quen”.

Trong khi đó, bà Nguyễn Thị Lê Quân, hàng xóm cho biết, bà Dùm sức khỏe yếu, nay ốm mai đau thường hay ngất xỉu do bị bệnh huyết áp, tinh thần không minh mẫn.

Còn ông Anh nghẹn ngào: “Mỗi khi trời lạnh hay nắng nóng thường hay lên cơn đau nhức, co giật. Có ngày gần cả chục lần, ăn ngủ không yên”.

Gia đình không ruộng đất, sống trong căn nhà tình thương được Nhà nước cất từ năm 2004 đến nay đã xuống cấp. Hiện tại, tiền chi phí thuốc men của ông mỗi tháng tốn gần 3 triệu đồng, trong khi tiền trợ cấp thương binh chỉ có 1 triệu đ/tháng.

Ông Đào Văn Hòn, Trưởng ấp Long Sơn 1 cho biết, “Gia đình ông Anh thuộc diện hộ nghèo, vợ chồng đều mắc bệnh nặng, cuộc sống khốn khổ”. Mong sao nhận được sự giúp đỡ từ các nhà hảo tâm.

Mọi sự giúp đỡ xin gửi về địa chỉ trên hoặc gửi về văn phòng Báo NNVN tại ĐBSCL, số 49 Lý Tự Trọng, TP.cần Thơ, ĐT: 07103.835431, chúng tôi sẽ chuyển giúp quý vị.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm