| Hotline: 0983.970.780

Ông Dương Nghĩa Quốc, GĐ Sở NN-PTNT Đồng Tháp: Tốc độ phát triển nông nghiệp ổn định ở mức cao

Thứ Hai 14/02/2011 , 10:31 (GMT+7)

Ông Dương Nghĩa Quốc
Là tỉnh nông nghiệp với trên 73% dân số sống bằng nghề nông, nông nghiệp Đồng Tháp đóng vai trò quan trọng trong tiến trình công nghiệp hóa của tỉnh. Ông Dương Nghĩa Quốc, GĐ Sở NN-PTNT Đồng Tháp đã có cuộc trao đổi chung quanh vấn đề này.

Ông có thể đánh giá chung về thành quả của ngành NN Đồng Tháp trong thời gian qua?

Thực hiện sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, các bộ ngành TW, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành các cấp, sự cố gắng nỗ lực phấn đấu của bà con nông dân và nhất là sự chủ động của ngành nông nghiệp trong việc triển khai đồng loạt các giải pháp như: đẩy mạnh cơ giới hóa trong sản xuất, áp dụng các biện pháp giảm giá thành, chủ động lịch thời vụ, tăng cường chuyển giao khoa học công nghệ nên SXNN của tỉnh tiếp tục phát triển. SXNN duy trì tốc độ tăng trưởng khá, sản lượng các nông sản chủ lực tăng dần qua các năm, tạo nguồn nguyên liệu ổn định cho công nghiệp chế biến phát triển. Tốc độ GDP bình quân hàng năm cả giai đoạn là 6,5%. So với khu vực ĐBSCL và cả nước, Đồng Tháp là tỉnh có tốc độ phát triển nông nghiệp ổn định ở mức cao. Việc gắn kết giữa sản xuất và tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng đã được chú trọng, tăng cường. Liên kết “4 nhà”, về phía nhà nước, nhà khoa học và nông dân đã có sự gắn kết trong chuyển giao các giải pháp kỹ thuật nhằm tăng chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, tăng hiệu quả trên một đơn vị diện tích rất được nông dân đồng tình hưởng ứng. Nổi bật về liên kết nuôi cá tra, tôm càng xanh theo hợp đồng với các Cty chế biến thủy sản.

Ở lĩnh vực khuyến nông như thế nào thưa ông?

Chúng tôi đã xây dựng được một hệ thống khuyến nông viên, khuyến ngư, BVTV khoảng 500 người tới tận tất cả các xã ấp trong tỉnh, chưa kể trên 1.000 cộng tác viên thường xuyên sát cánh cùng bà con nông dân, hướng dẫn chuyển giao, ứng dụng kỹ thuật sản xuất. Lực lượng này có vai trò rất quan trọng để phát triển nông nghiệp ngày càng vững mạnh trong những năm tới đây.

Còn đối với chương trình xây dựng nông thôn mới?

UBND tỉnh Đồng Tháp đã ban hành bộ tiêu chí về NTM của tỉnh, thành lập Ban Chỉ đạo và lập Đề án xây dựng NTM giai đoạn 2010-2020 với mục tiêu đến năm 2015 có 25% số xã (30 xã) cơ bản đạt 19 tiêu chí, đến năm 2020 có 50% số xã (60 xã) đạt 19 tiêu chí. Sở NN-PTNT đã xây dựng bộ tài liệu hướng dẫn nội dung và phương thức đánh giá 19 tiêu chí nông thôn mới. Ở các huyện, thị trong tỉnh cũng đã đánh giá hiện trạng nông thôn ở 30 xã theo bộ tiêu chí NTM của tỉnh, cụ thể hóa các chỉ tiêu xây dựng NTM đưa vào Nghị quyết Đại hội Đảng bộ cấp huyện, thị. Xây dựng NTM là một chương trình lớn, tác động đến toàn bộ quá trình phát triển kinh tế văn hoá xã hội ở khu vực nông thôn. Tiến hành đào tạo và đào tạo lại cho các cán bộ chuyên môn cán bộ quản lý từ tỉnh xuống huyện, thị xã, đào tạo cán bộ cơ sở, cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn cho các HTXNN, các chủ trang trại, chủ doanh nghiệp, chủ cơ sở sản xuất kinh doanh giống, vật tư nông nghiệp.

Theo ông, nông nghiệp Đồng Tháp cần triển khai những giải pháp gì trong thời gian tới?

Trên cơ sở phát huy lợi thế từng vùng, trong 5 năm tới đẩy mạnh ứng dụng các thành tựu khoa học - công nghệ tiên tiến, công nghệ sinh học để phát triển hướng nông nghiệp kỹ thuật cao, với tiêu chí năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh, bảo vệ môi trường, tăng cường khả năng phòng chống dịch bệnh trên cây trồng vật nuôi. Ngành NN phấn đấu đạt các chỉ tiêu chính: tăng trưởng khu vực nông - lâm - thuỷ sản bình quân đạt 6,0%. Chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành đến năm 2015 đạt tỷ lệ 61,61% nông nghiệp, 0,91% lâm nghiệp và 37,48% thuỷ sản. Sản lượng lúa trên 2,5 triệu tấn; đàn gia cầm 9 triệu con, gia súc gần 700 ngàn con. Sản lượng nuôi thuỷ sản đạt 450 ngàn tấn. Tỷ lệ cấp nước sinh hoạt nông thôn đạt 95%. Hỗ trợ di dời sắp xếp 15 ngàn hộ dân cư vùng ngập lũ sâu, vùng sạt lở đế nơi an toàn để ổn định đời sống phát triển kinh tế. Là tỉnh nông nghiệp với trên 73% dân số sống bằng nghề nông, nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng trong tiến trình công nghiệp hóa của tỉnh và hiện vẫn đang là nền tảng tạo động lực để phát triển công nghiệp, thương mại dịch vụ cung cấp nguyên liệu cho chế biến, xuất khẩu. Giai đoạn 2011-2015, ngành nông nghiệp tỉnh quyết tâm phấn đấu, về đích sớm nhất các chỉ tiêu kế hoạch thiên niên kỷ với mốc đến vào năm 2015.

Xin cám ơn ông!

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm