| Hotline: 0983.970.780

Thứ Hai 23/09/2013 , 10:11 (GMT+7)

10:11 - 23/09/2013

Ông Forbes và bóng đá

Chính đơn vị tổ chức sự kiện "Tỷ phú Forbes đến VN" thừa nhận việc giới thiệu "nhầm" danh tính của vị này là do… lỗi dịch thuật!

Cuối cùng thì một sự kiện được giới truyền thông “thổi” khiến dư luận lên cơn sốt xình xịch suốt cả tuần lễ vừa qua về một nhân vật được mệnh danh là “Tỷ phú Forbes” đến Việt Nam đã kết thúc một cách vô cùng lãng xẹt khi chính đơn vị tổ chức sự kiện kia thừa nhận việc giới thiệu "nhầm" danh tính của vị này là do… lỗi dịch thuật!

Theo đó, công ty này khẳng định, ông Bruce Kenneth Forbes và gia đình của ông chỉ nắm giữ Archibus, không sở hữu tại Forbes Media LLC hoặc Forbes Việt Nam. Và đương nhiên, đây không phải là thành viên của gia đình Forbes - chủ sở hữu của tạp chí cùng tên, với doanh nghiệp nằm trong những danh sách đình đám như Fortune 500, Global 2000 như thông cáo báo chí đã tuyên bố rầm rộ trước đó. 

Nghi vấn về “tỷ phú Forbes” đã chính thức được khép lại, nhưng dư âm của câu chuyện này thì chưa và xét về hiệu ứng xã hội có lẽ đây cũng là một sự kiện rất đáng bàn.


Ông Bruce trong buổi làm việc với Vụ Hợp tác Quốc tế của Bộ Xây dựng

Rõ ràng, sau hàng chục năm mở cửa để phát triển kinh tế và hội nhập với thế giới những đam mê và khao khát của chúng ta đã trở nên lớn lao hơn rất nhiều. Trong lĩnh vực kinh tế, ở Việt Nam quả thực người ta đang khao khát 1 ông Forbes - tức tỷ phú có tầm cỡ thế giới chứ không chỉ còn là những ông X, ông Z nào đó mới chỉ trong khu vực.

Sự kiện một tạp chí chuyên dành để xếp hạng các tỷ phú thế giới xuất bản bằng phiên bản tiếng Việt xuất hiện tại Việt Nam và hình ảnh một doanh nhân Việt (được cho là tỷ phú “đô la” đầu tiên tại Việt Nam) xuất hiện trên trang bìa của số ra đầu tiên dường như vẫn chưa làm thỏa mãn được đòi hỏi đó. Người ta cần một “ông Forbes chính hãng” bằng xương, bằng thịt… Và sự cố được cho là nhầm lẫn của đơn vị truyền thông kia biết đâu không phải là một mánh khóe khá thông minh để giúp chúng ta tạm thời thỏa mãn nỗi khát khao cháy bỏng đó?

Tuy nhiên, như đã nói, cuối cùng thì sự thật cũng không thể bị che đậy mãi, rốt cục thì người hâm mộ dính đòn “bị lừa” như họ đã từng dính rất nhiều lần trong quá khứ. Đến đây, chợt nghĩ sao sự kiện “tỷ phú Forbes” vừa rồi có nhiều nét tương đồng đến kỳ lạ với những câu chuyện trong bóng đá đến vậy. Việt Nam vốn là một xứ sở đam mê túc cầu giáo cháy bỏng, sau nhiều năm liền được theo dõi ngoại hạng Anh, Ý, Tây Ban Nha… qua TV, rốt cuộc thì người hâm mộ cũng khao khát một đội bóng danh tiếng bằng xương bằng thịt đến và thi đấu tại Việt Nam.

Đương nhiên, yêu cầu này nhanh chóng được các ông bầu, các nhà tổ chức sự kiện đáp ứng bằng những tuyên bố sẽ mời đội tuyển nổi tiếng này, câu lạc bộ đình đám kia sang Việt Nam thi đấu. Nhưng rốt cuộc thì ai cũng hiểu, thời kỳ đầu khi sang Việt Nam những đội bóng danh tiếng kia chỉ toàn là “vỏ”, cầu thủ nổi tiếng không hề có mà toàn đội hình B, C… khiến cho người hâm mộ tức giận. Nhưng “nháp” mãi rồi cũng phải đến lúc phải làm thật, gần đây cũng có những đội bóng danh tiếng đến Việt Nam thi đấu với binh hùng tướng mạnh hẳn hoi, ví như sự kiện “khẩu thần công” Arsenal đến Việt Nam hồi hè năm nay.

Có vẻ như câu chuyện “Forbes” đang đi lại con đường của làng bóng đá Việt, chính vì thế người ta có quyền hy vọng sau sự cố “nháp” này, nhất định một ngày nào sẽ có một tỷ phú Forbes bằng xương, bằng thịt xuất hiện ở Việt Nam…

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm