| Hotline: 0983.970.780

Ông giám đốc mê chèo

Thứ Sáu 19/08/2011 , 10:55 (GMT+7)

Đi công tác về, tôi thấy vợ hớn hở khoe: Vừa được người bạn cho một đĩa hát chèo hay lắm. Nghe đi nghe lại mãi không chán. Tôi đã cất riêng một chỗ, từ nay chỉ mình tôi được dùng thôi…

Rồi thị mở cho tôi nghe. Từ trong máy ùa ra một bài chèo theo làn điệu “đường trường thu không”, tiếp theo là một bài theo điệu “quân tử vu dịch”, rồi bài theo điệu “luyện năm cung”… Đĩa không có hình nên không nhìn thấy người hát, chỉ biết đó là một giọng hát vừa ngọt như mía tím Hòa Bình lại vừa đằm thắm, ấm áp và sâu lắng. Khác hẳn với rất nhiều diễn viên chèo chuyên nghiệp khác, kỹ thuật thanh nhạc của họ rất cao nhưng tiếng hát sao vẫn lạnh tanh, một thứ tiếng hát “hàng chợ” khiến không biết bao nhiêu lần tôi dị ứng, dẫu chèo là thứ tôi mê nhất.

Còn giọng hát tôi đang nghe là một giọng hát rất “có hồn”, nói theo ngôn ngữ của làng chèo thời các cụ Năm Ngũ, Cả Tam… thì giọng chèo này cứ “chín nục” đi. Cầm cái bao đĩa lên xem, tôi giật nẩy mình. Chủ nhân của tiếng hát hóa ra là anh Đặng Khiêu, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh & Xã hội tỉnh Thái Bình. Quen thân nhau đã chục năm, chỉ biết anh có một giọng nói rất “hút” người nghe. Đâu có ngờ anh lại biết hát chèo, và hát hay đến thế. Tôi lập tức điện thoại cho anh:

- Anh hút mất hồn vợ em rồi.

- Sao chú lại nói thế?

- Thì đấy, cái đĩa chèo của anh, chả biết được ai cho, mà mụ ấy giữ khư khư làm của riêng không cho ai được sờ vào, mỗi ngày mở mấy lần mà vẫn không biết chán.

- Chà, chỉ là “ngô nghê hát ngọng nghẹo chơi” như cách ông nhà thơ Nguyễn Duy vẫn nói ấy mà. Anh em họ cứ xui thu mấy cái đĩa làm kỷ niệm, chỉ để tặng anh em bạn bè thôi. Tuần này có về Thái Bình công tác, chú ghé qua đây, anh em ta sẽ nói về cái chuyện “chèo mở lái ra” chơi…

Tôi nhận lời. Thế nhưng cũng phải khá lâu tôi mới có dịp về Thái Bình để đến chơi với anh. Đặng tiên sinh từng là lính pháo phòng không từ năm 1967, từng quần nhau với máy bay Mỹ không biết bao nhiêu trận thời chiến tranh phá hoại, được kết nạp Đảng trong quân đội. Năm 1975, rời quân ngũ, anh tham gia công tác đoàn rồi trải qua nhiều cương vị khác nhau. Hiện nay anh làm giám đốc Sở LĐ -TB&XH tỉnh lúa.

Quê anh ở xã Đông Hà, huyện Đông Hưng. Nếu nói Thái Bình là một “cái nôi” của chèo, thì hai huyện Đông Hưng – Hưng Hà chính là “cái nôi của cái nôi”. Sát quê anh là Đông Sơn, một thời đã nổi tiếng với những đội chèo làng. Hồi còn bé tý, tôi đã được đi theo các anh chị “diễn viên” của đội chèo làng mình đến Đông Sơn để “tầm sư”. Các anh chị vừa học vũ đạo, học hát, vừa chép luôn những vở chèo do các “nhà văn làng” của Đông Sơn sáng tác, và khi về thì vừa đi, vừa tập hát cho đến nhà.

Xa hơn một chút là làng Nguyễn (xã Nguyên Xá) với hai thứ “đặc sản” bánh cáy và rối nước, rối cạn, những tiết mục rối gắn liền với những làn điệu chèo. Hồi làm công nhân ở công trường xây dựng nhà máy thủy điện Thác Bà (Yên Bái), tôi đã được xem đoàn múa rối Nguyên Xá diễn vở chèo “Thạch Sanh” mà diễn viên toàn là con rối. Xa hơn nữa là làng Khuốc, một làng chèo không chỉ nổi danh ở tỉnh lúa mà còn nổi danh trên khắp nước.

Thời trước, ở “tứ trấn” Đông Nam Đoài Bắc xung quanh kinh thành Thăng Long, trấn nào cũng có những vùng chèo, gọi là “chiếng chèo”. Chiếng chèo Đông của Hải Dương, chiếng chèo Đoài của Sơn Tây, chiếng chèo Bắc của Bắc Ninh, chiếng chèo Nam của Sơn Nam Hạ (vùng đất bao gồm cả Nam Định, Thái Bình). Mỗi chiếng có những “ngón nghề” riêng, kỹ thuật riêng, hầu như không truyền ra đến bên ngoài, chỉ người trong chiếng mới diễn được với nhau. Nhưng có những nghệ nhân chèo tài năng, nhập vào chiếng nào cũng diễn được, diễn hay, được tôn là “nghệ nhân tứ chiếng”.

 Theo các cụ kể lại thì Thái Bình chính là nơi có nhiều “nghệ nhân tứ chiếng” nhất. Những năm 60 của thế kỷ trước, gần như làng nào xã nào của Thái Bình cũng có đội chèo. Người Thái Bình hát chèo ở mọi nơi, mọi lúc, tiếng hát chèo, có thể nói, đã thấm đẫm vào tâm hồn người Thái Bình từ lúc ở trong thai, và lớn lên thì mang tiếng hát chèo đi khắp “chín phương trời mười phương đất”. Có những đoàn chèo như đoàn chèo Yên Bái, một thời được làng chèo gọi là đoàn chèo “Thái Bình 2”, vì diễn viên phần lớn là người Thái Bình lên khai hoang xây dựng kinh tế mới. Ngay cả đoàn chèo Thủ đô, cũng không ít diễn viên “gạo cội” là người Thái Bình.

Đặng tiên sinh bảo:

- Đối với người Thái Bình, thì chèo là một món ăn tinh thần không thể thiếu. Chính những làn điệu chèo đã làm nên bản sắc văn hóa riêng, làm nên cái hồn vía riêng của Thái Bình…

Rồi anh giảng giải cho tôi nghe, vì sao người ta nói là đi “xem chèo” (Ăn xong rồi lại nằm khèo/ Thấy giục trống chèo, bế bụng đi xem - ca dao) chứ không ai nói đi “nghe chèo”, vì chèo là sự tổng hợp rất hài hòa của dân ca, dân vũ và dân nhạc. Lời của chèo là lời thơ, mà lại là thể thơ dân tộc (lục bát), nên rất đẹp, rất mượt mà, chỉ cần đọc đã thích rồi chứ chưa cần nghe hát. Chỉ cần 2 câu lục trên dưới và một câu bát ở giữa, người ta có thể hát thành hàng chục làn điệu chèo khác nhau: Đào liễu; luyện năm cung; nhịp đuổi; lới lơ… Hơn một trăm làn điệu chèo, làn điệu nào cũng phản ánh một trạng thái tình cảm của con người.

 Vừa nói, anh vừa “minh họa” luôn cho tôi nghe:

- Chú thấy chưa. Điệu “lới lơ” vui tươi, phơi phới, khiến ta hình dung ra gương mặt, tiếng cười giòn giã, vô tư của những cô thanh nữ trong hội làng. Điệu “sa lệch chênh” khiến người ta thấy như mình đứng trước cánh đồng lúa mênh mông, đang dập dờn gợn sóng dưới làn gió nồm nam mát rượi. Điệu “con gà rừng” lại phản anh một sự vùng vẫy, muốn thoát ra khỏi tất cả những ràng buộc cổ hủ, phi lý để được thỏa mãn khát vọng yêu đương. Điệu “bình thảo” thì chông chênh, chơi vơi như người đội chiếc nón không quai ấy…

- Tại sao anh lại không trở thành một diễn viên của một đoàn chèo nào nhỉ?

- Thì mình là đảng viên, mọi việc là do tổ chức phân công. Nhưng tôi mê chèo từ bé nên mấy năm nữa về hưu, nhất định tôi sẽ dành thời gian cho chèo.

Xem thêm
Thái Hòa: 'Tôi thích diễn nhân vật độc ác'

Thảm đỏ ra mắt bộ phim 'Cái giá của hạnh phúc' quy tụ dàn khách mời đình đám của showbiz Việt và nhận được sự quan tâm lớn từ khán giả, truyền thông.

Atalanta tái đấu Liverpool: Chờ một phép màu từ The Kop

Trận tứ kết lượt về giữa Atalanta vs Liverpool trong khuôn khổ Europa League 2023/2024 sẽ diễn ra vào lúc 2h00 ngày 19/4/2024 trên sân vận động Atleti Azzurri d'Italia. 

U23 Indonesia tạo địa chấn khi vượt qua U23 Úc

U23 Indonesia đã tạo nên cú sốc khi có chiến thắng 1-0 trước U23 Australia ở lượt trận thứ 2, qua đó rộng cửa vào tứ kết giải U23 châu Á 2024.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm