| Hotline: 0983.970.780

Ông Hoàng Trung Kiên, GĐ Trung tâm KNKN Kiên Giang: Chọn lúa và tôm

Thứ Tư 19/01/2011 , 10:20 (GMT+7)

Là tỉnh có nhiều lợi thế để phát triển về nông, lâm, ngư nghiệp nhưng tỉnh Kiên Giang chỉ chọn cây lúa và con tôm để thực hiện mục tiêu tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành. Trao đổi với NNVN về công tác KNKN năm 2011, ông Hoàng Trung Kiên cho biết:

Năm 2010 là năm mà ngành nông nghiệp gặp rất nhiều khó khăn như nắng hạn kéo dài, mặn xâm nhập, thiên tai, dịch bệnh phát sinh, giá cả, thị trường vật tư nông nghiệp, thủy sản đều tăng cao. Tuy nhiên, bằng nhiều cố gắng, ngành nông nghiệp Kiên Giang đã đạt được những kết quả nổi bật như: sản xuất lúa đạt 3,497 triệu tấn, tăng 91.305 tấn so với năm 2009, trong đó tỷ lệ lúa chất lượng cao chiếm 70%. Sản lượng khai thác, nuôi trồng thủy sản đạt 473.500 tấn, trong đó sản lượng tôm nuôi 34.737 tấn, tăng trên 3.500 tấn so với năm 2009. Đây là hai chỉ tiêu sản xuất quan trọng, đóng vai trò quyết định trong tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành.

Về công tác KNKN như thế nào, thưa ông?

Trong năm Trung tâm đã mở nhiều lớp tập huấn phổ cập kỹ thuật, chuyên đề cho nông dân với gần 200.000 lượt nông dân tham gia, duy trì sinh hoạt thường xuyên ở 175 Câu lạc bộ KN. Tập trung xây dựng mô hình trình diễn, chuyển giao khoa học, công nghệ cho nông dân. Trong đó, nhiều mô hình đã mang lại hiệu quả thiết thực như chương trình nhân giống cấp xác nhận tại nông hộ, mô hình thâm canh lúa theo hướng 3 giảm- 3 tăng, mô hình liên kết 4 nhà trong sản xuất lúa, mô hình sản xuất lúa trên diện tích nuôi tôm sú (lúa - tôm). Mô hình trồng rau an toàn trong nhà lưới, sử dụng màng phủ nông nghiệp, mô hình trồng nấm…

 Trong chăn nuôi, tập trung nuôi vỗ béo bò thịt, nuôi heo sinh sản, heo thịt nạc cao, nuôi gà vịt theo hướng an toàn sinh học. Ngoài ra, cũng nuôi thử một số con đặc sản khác như: thỏ, nhím, heo rừng… Mô hình nuôi thủy sản nước ngọt như cá rô đồng, cá sặc rằn, lươn, tôm càng xanh, cá thác lát, cá bống tượng, rắn ri voi, nuôi cá chình suối. Thủy sản nước mặn lợ ven biển thì tập trung vào nuôi tôm sú thâm canh, bán thâm canh, mô hình quản lý cộng đồng, nuôi sò huyết trong ao, nuôi cá lồng bè trên biển. Hầu hết các mô hình đều đạt hiệu quả cao, được nông dân quan tâm học tập và nhân rộng.

Là tỉnh có thế mạnh cả về nông nghiệp, đánh bắt và NTTS, vậy các hoạt động trọng điểm của ngành trong năm nay là gì?

Trong những năm qua, ngành nông nghiệp đã chọn sản xuất lúa, nuôi tôm để thực hiện mục tiêu tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành. Từ đó, tập trung tăng thêm vốn đầu tư hoàn thiện hệ thống thủy lợi, ưu tiên cho những vùng đất mới khai hoang, thủy lợi cho vùng tôm- lúa, tôm công nghiệp. Xây dựng, mở rộng các cảng cá, khu dịch vụ hậu cần nghề cá phục vụ đánh bắt, thu mua thủy hải sản.

Đầu tư nâng cấp các cơ sở giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản, đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa công tác giống. Chỉ đạo chặt chẽ lịch thời vụ trồng lúa, nuôi tôm và cơ cấu giống từng mùa vụ, từng vùng; hướng dẫn nông ngư dân sử dụng giống kỹ thuật, giống chất lượng trong sản xuất và áp dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật-công nghệ để tăng năng suất, chất lượng, hạ giá thành, bảo đảm chất lượng, vệ sinh an toàn sản phẩm.

Trên cơ sở quy hoạch phát triển nông nghiệp-nông thôn tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2010-2020 vừa được UBND tỉnh phê duyệt, ngành nông nghiệp xác định và tổ chức thực hiện 7 chương trình trọng điểm với 10 dự án ưu tiên, gồm: Chương trình phát triển các vùng nguyên liệu tập trung gắn với chế biến, xuất khẩu (lúa chất lượng cao, mía, khóm, tôm…); Chương trình phát triển kinh tế biển đảo; Chương trình xây dựng nông thôn mới; Chương trình giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản; Chương trình cấp nước sinh hoạt và VSMT nông thôn; Chương trình phát triển chế biến nông -lâm-thủy sản; Chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực phục vụ nông nghiệp, nông thôn. Triển khai Dự án vùng nuôi trồng tôm-lúa bền vững U Minh Thượng; Dự án hệ thống thủy lợi phục vụ chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, thủy sản, lâm nghiệp khu vực Hòn Đất, Kiên Lương, Giang Thành; Dự án hệ thống thủy lợi ngọt hóa vùng U Minh Thượng; Dự án củng cố, nâng cấp hệ thống đê biển tỉnh Kiên Giang; Dự án Cảng cá Tắc Cậu giai đoạn 2; Dự án Trung tâm sản xuất giống thủy sản Phú Quốc; Dự án khu vườn tổng hợp nuôi trồng thủy sản trên biển Phú Quốc; Dự án cấp nước và xây dựng các hồ chứa nước trên các đảo; Dự án sản xuất thức ăn chăn nuôi, thủy sản; Dự án tăng cường năng lực chuyển giao tiến bộ kỹ thuật phát triển nông nghiệp, nông thôn. 

Xin cảm ơn ông!

Xem thêm
Hơn 300 đại lý tham gia Hội nghị khách hàng Japfa Việt Nam

Ngày 28/3, Hội nghị khách hàng khu vực miền Bắc của Công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam (Japfa Việt Nam) được tổ chức tại Vĩnh Phúc với chủ đề 'Đồng kiến tạo giá trị'.

Giải pháp phòng bệnh dại của thành phố lớn nhất nước

TP.HCM Tập trung tiêm phòng vacxin đại trà cho chó, mèo và tiêm phòng bổ sung thường xuyên theo lứa tuổi, đến nay, TP.HCM là vùng an toàn dịch bệnh động vật đối với bệnh dại.

Giá ớt giảm mạnh, nông dân không buồn thu hoạch

QUẢNG NGÃI Dù mới bước vào đầu vụ nhưng giá ớt giảm mạnh. Bên cạnh đó, một số diện tích sụt giảm năng suất khiến nông dân đứng trước nguy cơ thua lỗ, không buồn thu hoạch.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất