| Hotline: 0983.970.780

Ông Lê Bá Lịch, Chủ tịch Hiệp hội TĂCN: Nên bỏ hết lệ phí cấp giấy

Thứ Ba 14/07/2015 , 09:52 (GMT+7)

Ông Lịch là người ủng hộ bỏ các loại phí, lệ phí mà ngành thú y không phải làm các xét nghiệm, phân tích. 

Ông Lịch gọi đó là các "lệ phí cấp giấy", tức là cán bộ thú y "ngó ngó nghiêng nghiêng, nhẩm nhẩm đếm đếm", rồi xé giấy thu tiền của DN.

Theo tôi, có mấy mảng phí, lệ phí thú y cần phải loại bỏ hoàn toàn, hoặc chí ít cũng phải rà soát loại bỏ bớt, chứ không thể có tới một xấp dày biểu phí, lệ phí như hiện nay.

Một là phần Lệ phí, tôi nhất trí với nhiều quan điểm thời gian qua là cần phải bỏ hoàn toàn 17 mục thu phí cấp giấy chứng nhận trong lĩnh vực thú y quy định tại Phụ lục I của Thông tư 04.

Bởi trước khi cấp giấy chứng nhận nào đó, cơ quan thú y đã phải tiến hành kiểm tra, khảo nghiệm, xét nghiệm, kiểm dịch, khử trùng, thẩm định… Tất cả các thủ tục này, bao gồm tiền công, chi phí vật tư, thiết bị… đều tính và thu ở phần Phí. Chỉ khi nào đạt yêu cầu, cơ quan thú y mới cấp giấy.

Hơn nữa, cấp giấy là nhiệm vụ của cơ quan quản lí nhà nước phải làm. Vì vậy, chỉ ký tên, đóng dấu và cấp một tờ giấy mà cũng thu tiền, thậm chí tới hàng trăm nghìn đồng/giấy là không thể nào chấp nhận được.

Về phần Phí, cũng cần phải loại bỏ một số loại phí, đặc biệt là các nhóm phí mang tính chất phục vụ kiểm tra lâm sàng, phí thẩm định.

Chẳng hạn như việc kiểm tra lâm sàng động vật, sản phẩm động vật như lợn, gia cầm…, hay kiểm dịch trứng cũng như một số sản phẩm động vật, cán bộ thú y chỉ đến mở lô hàng ra, ngó nghiêng cảm quan xem nó có dấu hiệu bị bệnh gì hay không cũng thu phí thì bôi bác quá.

Một số mục thu phí thẩm định cũng nên xem xét cắt bỏ.

Nói đơn cử như anh cán bộ thú y đi thẩm định một cơ sở chăn nuôi về điều kiện vệ sinh thú y chẳng hạn, người ta điều cả xe con đưa đi rước về, xuống chỉ xem xét ghi chép xem chỗ này đạt tiêu chuẩn chưa, còn thiếu tiêu chuẩn nào nhưng cũng đè ra thu phí, rồi tới khi cấp giấy chứng nhận lại thu lệ phí rõ ràng là không ổn.

Nếu những việc như thế cũng thu tiền, thì cán bộ của Cục Chăn nuôi, của nhiều đơn vị khác đi kiểm tra tình hình chăn nuôi cũng có thể thu tiền chăng?

Nói thế, không có nghĩa là phải bỏ tất phí thú y. Một số loại phí thuộc nhóm phục vụ cho chẩn đoán thú y, có tính chất phải lấy mẫu, kiểm tra, phân tích, xét nghiệm thì phải nên giữ lại, chẳng hạn phí kiểm tra các chỉ tiêu vệ sinh thú y; phí xét nghiệm, giám định bệnh; các loại phí chẩn đoán thú y…

Tuy nhiên, các loại phí này cũng phải rà soát, điều chỉnh lại cho hợp lí, sát với giá thực, tránh tình trạng độc quyền, bởi nhiều hạng mục phí chẩn đoán tại Thông tư 04 tôi thấy còn rất cao.

"Việc bỏ nhiều loại phí, lệ phí thú y đương nhiên sẽ khiến ngành thú y tụt nguồn thu, nếu ngân sách không cấp bù dĩ nhiên sẽ khó khăn cho duy trì bộ máy. Có cách nào để vừa không phải thu phí, lệ phí rườm rà thủ tục, lại vừa có kinh phí cho ngành thú y hoạt động không?

Theo tôi là có. Trước đây, chúng ta đã từng có thuế sát sinh, tại sao không nghĩ nên khôi phục lại thuế này? Năm 2014, chúng ta giết hơn 48 triệu con lợn, 1 triệu con bò, 80 nghìn con trâu.

Chỉ cần thu thuế sát sinh 40 nghìn đồng/con lợn, 80 nghìn đồng/con bò, 100 nghìn đồng/con trâu, chưa kể gia cầm, chúng ta sẽ có nguồn thu trên 2.000 tỉ đồng.

Số tiền này thừa sức đủ cho cả ngành thú y hoạt động, mà chẳng cần phải tốn công đi thu từng đồng, với hàng nghìn loại phí, lệ phí làm gì.

Các cơ sở, DN chăn nuôi cũng sẽ chỉ phải nộp một lần chi phí cho công tác thú y, nhưng không thể nào trốn tránh được nghĩa vụ thuế này, bởi anh trốn thuế thì mới đi tù, chứ lâu nay có thấy DN chăn nuôi nào đi tù vì trốn phí, lệ phí không?" - ông Lê Bá Lịch.

 

Xem thêm
Giải pháp canh tác thông minh với đề án 1 triệu ha lúa chuyên canh

Quy trình canh tác lúa thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu vùng ĐBSCL có thể là cách làm và giải pháp để đồng hành 'Đề án 1 triệu ha lúa chuyên canh'.

Thuốc trừ sâu, trừ nhện King Spider 93SC

King Spider 93 SC là hỗn  hợp của hoạt chất: Spirodiclofen 75 g/kg + Emamectin benzoate 18g/kg, là thuốc trừ sâu ăn lá và chích hút đặc biệt rất công hiệu trừ nhện các loại.

Tập đoàn Hùng Nhơn có thêm thành viên thứ 16

Sau thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) với Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển công nghệ sinh học Visakan, Hùng Nhơn Group chính thức có thêm thành viên thứ 16.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm