| Hotline: 0983.970.780

Ong mật chết hàng loạt trên thế giới

Thứ Tư 05/05/2010 , 10:47 (GMT+7)

Tổ chức sức khỏe động vật thế giới (OIE) thông báo rằng ong mật đột ngột chết hàng loạt trên thế giới đang đe dọa đến những cây trồng thụ phấn nhờ côn trùng. Tổ chức OIE cho rằng ký sinh trùng, vi khuẩn, thuốc trừ sâu là nguyên nhân gây bệnh cho ong và tác động của con người đến môi trường làm ảnh hưởng đến nguồn dinh dưỡng của chúng.

Theo số liệu mới được công bố chỉ tính riêng tại Mỹ, số lượng tổ ong bị giảm 29% năm 2007 và tiếp tục giảm 29% năm 2009. Sự sụt giảm số lượng ong mật sẽ ảnh hưởng đến nông nghiệp toàn thế giới, ước tính gây thiệt hại khoảng mười tỉ USD.

Bernard Vallad, Tổng Giám đốc tổ chức OIE cho biết: “Mật ong và sữa ong chúa là nguồn thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, đồng thời nhờ có ong tham gia vào quá trình thụ phấn cho hoa nên chúng ta sẽ có được vụ mùa bội thu”.

Nếu ong mật không còn nữa, thì nó sẽ ảnh hưởng đến nguồn lương thực của toàn cầu. Đó là “thảm họa sinh học khủng khiếp”, Bernard Vallad nói.

Các chuyên gia của OIE phát hiện ra rằng dùng thuốc trừ sâu “không đúng cách” sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của ong. Thời tiết thay đổi cũng góp phần làm giảm số lượng ong.

Nhiều quốc gia trên thế giới không có những biện pháp đúng đắn để theo dõi, kiểm tra, chẩn đoán và nghiên cứu loài động vật này. Vài cuộc nghiên cứu khác phát hiện ra rằng ở những vùng khác nhau trên thế giới thì ký sinh trùng trên ong cũng khác nhau. Các nhà khoa học đã xác định được một số loài gây hại cho ong như đỉa Varroa, nấm ký sinh đơn bào Nosema cerenae. Đồng thời, tại châu Âu và châu Á ong mật còn bị ong bắp cày bắt và ăn thịt.

Thiếu chất dinh dưỡng cũng ảnh hưởng đến ong mật. Những hàng rào và hoa dại bị đốn bỏ đã lấy đi nguồn dinh dưỡng của ong, đồng thời sự có mặt của con người cũng làm ảnh hưởng đến số lượng đàn ong.

Vallad kêu gọi OIE tiến hành nhiều hơn nữa những cuộc nghiên cứu và bảo tồn ong mật. Việc buôn bán ong giữa các quốc gia cũng là nguyên nhân lây lan bệnh của ong trên toàn cầu.

Xem thêm
Mang Yang là nơi rất tốt để phát triển đàn bò sữa

Khí hậu mát mẻ quanh năm, không khí trong lành, nguồn nước sạch…, là những điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho phát triển bò sữa ở Mang Yang, Gia Lai.

Huấn luyện kỹ năng phòng, chống bệnh dại

CẦN THƠ Ngày 16/4, Chi cục Chăn nuôi và Thú y TP. Cần Thơ phối hợp với Sở Y tế, Trường Nông nghiệp (Đại học Cần Thơ) tập huấn phòng, chống bệnh dại trên động vật.

Tưới tiết kiệm: Khó khăn trước mắt, lợi ích dài lâu

Đầu tư cho hệ thống tưới tiết kiệm có thể tốn kém trước mắt cho nhà nông, song sẽ mang lại nhiều lợi ích dài lâu.