| Hotline: 0983.970.780

Pác Nặm lắt léo trong tuyển dụng viên chức

Thứ Sáu 04/10/2013 , 09:37 (GMT+7)

Liên tiếp từ năm 2011 đến nay, cứ sau mỗi lần tuyển dụng viên chức tại huyện nghèo Pác Nặm (tỉnh Bắc Kạn), lại có lời đồn xung quanh câu chuyện lo lót tiền Hội đồng tuyển dụng.

Liên tiếp từ năm 2011 đến nay, cứ sau mỗi lần tuyển dụng viên chức tại huyện nghèo Pác Nặm (tỉnh Bắc Kạn), lại có lời đồn xung quanh câu chuyện lo lót tiền Hội đồng tuyển dụng.

Ngay từ ngày thành lập huyện (19/8/2003), các cấp chính quyền huyện Pác Nặm đã ra sức lựa chọn nhân lực, thu hút và ưu tiên người có trình độ cao được cống hiến trí tuệ, sức lực cho nơi đây mau đổi mới.

Nên chỉ mấy năm đầu thành lập, Pác Nặm đã thu hút được nguồn nhân lực tốt, có trình độ khá đồng đều, góp phần phục vụ tốt cho sự phát triển các mặt đời sống kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng của Pác Nặm, và được nhiều lãnh đạo các sở, ngành tỉnh Bắc Kạn đánh giá là huyện có đội ngũ cán bộ năng lực tốt.

Thế nhưng, từ năm 2011 đến nay, công tác tuyển dụng cán bộ, viên chức tại các đơn vị hưởng ngân sách Nhà nước tại huyện này có nhiều phức tạp theo lối cục bộ địa phương, tạo dư luận không tốt.

Họ cho rằng, cách làm của Pác Nặm sẽ ngăn cản người có trình độ cao muốn cống hiến cho huyện nghèo Pác Nặm, chỉ vì các tiêu chí tuyển chọn nhân lực nơi đây khắt khe với người có hộ khẩu thường trú ngoài tỉnh. Hơn nữa, mỗi lần tuyển dụng xong, lại rộ nhiều lời ong tiếng ve về chuyện lót nặng ký thì mới hy vọng lọt qua vòng phỏng vấn.

Lần theo những thông tin của bạn đọc cung cấp, nhóm phóng viên Báo NNVN đã có nhiều cuộc dò hỏi được biết, mỗi lần tuyển dụng viên chức, công chức các đơn vị phòng ban tại huyện này, ông Dương Văn Huấn, Chủ tịch Hội đồng xét tuyển viên chức tại Pác Nặm luôn có câu từ "dựng rào" trong bản Kế hoạch tuyển dụng, để loại bỏ "người lạ", qua việc ban hành văn bản để nhằm "khoanh vùng" đối với đối tượng tuyển dụng.


Kế hoạch tuyển dụng viên chức năm 2013 của huyện Pác Nặm


Một chi tiết "dựng rào" trong tuyển dụng của Pác Nặm

Ví dụ, trong Kế hoạch tuyển dụng số 81/KH-HĐTD, ngày 26/9/2012 của Hội đồng tuyển dụng viên chức huyện Pác Nặm, do ông Dương Văn Huấn làm Chủ tịch Hội đồng tuyển dụng ký, thì tại khoản 2, mục 1 có nêu: "Là công dân Việt Nam có hộ khẩu thường trú tại tỉnh Bắc Kạn ít nhất 3 năm (36 tháng) tính đến ngày thông báo tuyển dụng".

Như vậy, những người có hộ khẩu thường trú ở ngoài tỉnh có trình độ cao, tài đức đến mấy, cũng đành chịu thua điều kiện cứng này. Tưởng rằng, cách làm này chỉ áp dụng 2 năm (2011 và 2012), ai ngờ đến lần tuyển dụng của năm 2013, vẫn điệp khúc "rào cản" đối với người ngoài tỉnh.

Khi Kế hoạch số 81/KH-UBND ngày 23/8/2013 về việc Tuyển dụng viên chức sự nghiệp giáo dục và đào tạo huyện Pác Nặm 2013, cũng do ông Dương Văn Huấn, Chủ tịch UBND huyện kiêm Chủ tịch Hội đồng tuyển dụng ký, vẫn điệp khúc "dựng rào" tại mục 1, khoảng 2, đó là: "Là công dân Việt Nam có hộ khẩu thường trú tại tỉnh Bắc Kạn tính đến trước ngày Thông báo tuyển dụng".

Nhìn vào cách "dựng rào" của Chủ tịch Hội đồng tuyển dụng viên chức huyện Pác Nặm, thì người có trình độ cao, hộ khẩu thường trú ngoài tỉnh Bắc Kạn có mong muốn đến "chung tay giúp sức vì huyện nghèo" vẫn tiếp tục chịu thua.

Không chỉ lắt léo trong mục "điều kiện tuyển dụng", mà ngay mục 4 của "Tiêu chí xét tuyển" của năm 2012 tại Kế hoạch số 81, ngày 26/9/2012 còn có đoạn nêu rõ: "Đối với chỉ tiêu tuyển từ trình độ trung cấp, cao đẳng trở lên Hội đồng tuyển dụng xét theo thứ tự: Đại học, cao đẳng, trung cấp".

Thế nhưng, tại mục lục "Nhu cầu tuyển dụng viên chức" của Phòng Giáo dục huyện Pác Nặm lại làm ngược lại, vì trong tổng số 55 chỉ tiêu, thì có 34 chỉ tiêu đã ghi rõ tuyển dụng theo trình độ đào tạo đã ấn định sẵn như: 13 Cao đẳng sư phạm tiểu học, 9 Trung cấp sư phạm tiểu học, 3 Cao đẳng sư phạm mầm non, 3 Trung cấp sư phạm mầm non, 4 Đại học sư phạm tiểu học. Còn 19 chỉ tiêu khác ghi rất mập mờ là từ trung cấp trở lên hoặc cao đẳng trở lên.

Tuy nhiên, phần sau lại "cài" một số chi tiết nhỏ, gây khó cho người tham gia tuyển dụng như: Chứng chỉ đoàn đội; Chứng chỉ thư viện. Còn ở lĩnh vực hội họa, thanh nhạc thì "cài" ghi rõ là "tuyển nam", làm cho phụ nữ bị ấm ách, vì có trình độ cao hay tài năng tỏa sáng đến mấy trong con đường âm nhạc, hội họa, thì phụ nữ cũng chẳng có cơ hội nộp hồ sơ dự tuyển...

Tự ý ấn định tuyển dụng viên chức theo "khung trình độ", cũng loại cả những người có trình độ cao ngay tại tỉnh Bắc Kạn nếu muốn tham gia dự tuyển. Vì nhìn vào Kế hoạch tuyển dụng chỉ lấy trình độ trung cấp, thì đương nhiên những người có tấm bằng đại học sẽ không có cơ hội nộp hồ sơ dự tuyển.

Cách tuyển dụng "chọn mặt gửi vàng" như huyện Pác Nặm hiện nay sẽ tự làm khó mình, khi đội ngũ cán bộ viên chức cứ luẩn quẩn mãi ở trình độ chắp vá, thì biết đến bao giờ mới giúp người dân Pác Nặm thoát được nghèo?

Cách tuyển dụng viên chức tại huyện nghèo Pác Nặm, không chỉ làm mất cơ hội cho những ai có trình độ cao ở các tỉnh lân cận muốn đến nơi đây cống hiến, mà làm cho Nhà nước tiếp tục mất thêm kinh phí đào tạo nâng cao trình độ về sau này, hoặc chí ít, cũng phải dành quỹ thời gian để giúp các viên chức hệ trung cấp, cao đẳng tiếp tục "phổ cập" xong trình độ đại học, thì mới đủ tầm phục vụ tốt nhiệm vụ về lâu dài.

Với lối tuyển dụng viên chức lắt léo như cách làm của Pác Nặm hiện nay, thì đến bao giờ mới có cơ hội thu nạp được viên chức có trình độ cao, để phục vụ người dân tại huyện nghèo khó này?

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.