| Hotline: 0983.970.780

Phá bỏ luật tục

Thứ Hai 01/11/2010 , 10:15 (GMT+7)

Một trong những tiêu chí quan trọng trong quá trình xây dựng NTM đó là việc đào tạo nghề cho nông dân.

Một trong những tiêu chí quan trọng trong quá trình xây dựng NTM đó là việc đào tạo nghề cho nông dân. Với các vùng khác, tiêu chí này xem chừng khó khăn nhưng với Hà Nội, địa phương được mệnh danh là "đất trăm nghề", thì việc này không khó.  

Làng nghề quỳ vàng, quỳ bạc Kiêu Kỵ  (Gia Lâm, Hà Nội) đã có tuổi đời hơn 400 năm. Trải qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, làng nghề độc nhất vô nhị này nếm trải đủ các “mùi vị” của vàng son cũng như tàn lụi. Thời kỳ bao cấp, Kiêu Kỵ tiếp tục phải chống trọi với ngày tháng long đong cho công cuộc giữ nghề.

Nghệ nhân Lê Văn Vòng, một trong những nghệ nhân cao tuổi nhất Kiêu Kỵ cho biết, đứng trước thời khắc khó khăn đó các vị bô lão của làng Kiêu Kỵ đắn đo suy nghĩ rất nhiều trước sự đi xuống nhanh chóng của làng nghề. “Không còn cách nào khác là phải thay đổi, chỉ có thay đổi mới có thể đưa làng nghề phát triển trở lại được. Điều đầu tiên làng chúng tôi làm là phá bỏ lệ tục chỉ truyền nghề cho thanh niên trong làng. Thay vào đó tất cả những ai có tâm huyết và thật sự yêu nghề, chúng tôi sẵn sang đem hết tất cả những gì mình có ra để truyền dạy. Chính quyết định có tính chất bước ngoặt đó đã vực dậy làng nghề dát vàng, bạc Kiêu Kỵ có được thương hiệu uy tín như ngày hôm nay", ông Vòng bồi hồi nhớ lại. 

Đang quan sát các học viên thực hành, Chủ nhiệm HTX Quỳ vàng, quỳ bạc Kiêu Kỵ Lê Bá Trung phấn khởi thông báo, đến thời điểm này ông có thể tự hào khẳng định rằng, Kiêu Kỵ đã thoát được nỗi lo thất truyền. Bằng chứng cụ thể thuyết phục nhất chính là nhóm thanh niên mười tám đôi mươi đang gõ quỳ nhịp nhàng kênh kếch kia.

Chỉ tay về phía ngôi đền thở cụ tổ làng nghề, ông Trung tâm sự: “Hội làng nghề Kiêu Kỵ được tổ chức đầu xuân hàng năm không bao giờ thiếu màn ôn lại truyền thống và khuyên răn các thế hệ mai sau phải có trách nhiệm gìn giữ đưa làng nghề phát triển. Đây là một trong cách làm tâm linh mà chúng tôi xác định rất hiệu quả để lưu giữa làng nghề". 

Ông Trung cho biết thêm, nghề dát vàng, bạc có tới 40 công đoạn rất tỉ mỉ và khắt khe, nếu người nào không tâm huyết thật sự, không yêu nghề thì không bao giờ có thể học được. Chính vì vậy mà từ khi thành lập năm 2008 đến nay, các lớp truyền nghề mà HTX mở ra chỉ già 50% học viên là học được nghề, còn lại đều bỏ cuộc giữa chừng hay có học nhưng không thể làm được. 

"Khó khăn là vậy, nhưng việc truyền và giữ nghề vẫn không thể sao nhãng được. Các học viên học nghề được tạo điều kiện tự mang nguyên liệu đến để thực hành. Sản phẩm khi hoàn thành sản phẩm học viên tự đem bán để có thu nhập nên hầu hết các em đều rất phấn khích theo nghề. Bên cạnh đó, khóa học nào chúng tôi cũng tổ chức cho học viên đi tham quan, tìm hiểu các làng nghề trong nước để học hỏi, trau rồi kinh nghiệm. Học viên khi ra trường nếu có nhu cầu, HTX sẵn sàng nhận lại làm việc với mức lương từ 1,5 - 5 triệu đồng/tháng”, ông Trung nói. 

Hiện HTX quỳ vàng, quỳ bạc Kiêu Kỵ có 17 xã viên đóng cổ phần, 63 xã viên lao động phổ thông. Toàn xã hiện có hơn 100 hộ đang theo nghề truyền thống này. Sản phẩm quỳ vàng quỳ bạc Kiêu Kỵ không chỉ góp mặt ở những công trình lớn trong nước như: Nhà hát lớn Hà Nội, Bảo tàng Hồ Chí Minh, Lăng Bác… mà đã bắt đầu vươn ra thị trường Quốc tế..

Xem thêm
Thái Nguyên chấp thuận nhà đầu tư 2 dự án dân cư nông thôn

Thái Nguyên chấp thuận nhà đầu tư Dự án Khu dân cư nông thôn số 1 xã Ký Phú và Dự án Điểm dân cư nông thôn số 1 xã Bình Thuận (huyện Đại Từ).

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Trưng bày các sản phẩm OCOP tại Hội Báo toàn quốc

Quảng Bình mở một gian trưng bày, giới thiệu và bán các sản phẩm OCOP tại Hội Báo toàn quốc 2024.

Bình luận mới nhất