| Hotline: 0983.970.780

Phải dùng người tài

Thứ Sáu 24/09/2010 , 14:15 (GMT+7)

Đánh giá về nguyên Phó Chủ tịch HĐBT Nguyễn Ngọc Trìu, nhà văn hóa Vũ Khiêu đã dành những lời lẽ trân trọng: "Dĩ nông vi bản tân Công Trứ/ Đãi sĩ như kim tiểu Mạnh Thường". NNVN xin ghi lại những lời tâm huyết của ông, một vị lãnh đạo cao cấp biết "đãi sĩ như kim", về câu chuyện người cán bộ hiện nay.

Nguyên Phó Chủ tịch HĐBT Nguyễn Ngọc Trìu

Đánh giá về nguyên Phó Chủ tịch HĐBT Nguyễn Ngọc Trìu, nhà văn hóa Vũ Khiêu đã dành những lời lẽ trân trọng: "Dĩ nông vi bản tân Công Trứ/ Đãi sĩ như kim tiểu Mạnh Thường". NNVN xin ghi lại những lời tâm huyết của ông, một vị lãnh đạo cao cấp biết "đãi sĩ như kim", về câu chuyện người cán bộ hiện nay. 

>> Cán bộ về, miềng khóc nhiều đó...
>> Nhắn nhủ cái đầu luôn đổi mới
>> Ngàn lẻ chuyện quanh “top 4C”
>> Tai họa những quyết định ngẫu hứng
>> Rượu chè, bài bạc, con rơi...
>> Chuyện Chủ tịch xin từ chức& Bí thư xã đi xe Lếch - xù
>> Bản ''sớ'' 22 điều& chuyện quan ''rụng'' ở Cộng Hòa
>> ''Bom phân'' & đòn tinh thần
>> Tìm được cán bộ đàng hoàng khó quá
>> Hai mặt lá phiếu, lá đơn
>> Dân mong gì ở cán bộ?

Nạn buôn quan bán chức- lỗi từ trên

Thời chúng tôi, kháng chiến chống Pháp cán bộ thoát ly nhưng không có lương cũng chẳng có phụ cấp mà tại sao vẫn hoạt động tốt? Bởi do dân nuôi, dân bảo vệ để làm cách mạng, mãi đến khi có thuế nông nghiệp cán bộ mới được phụ cấp vài cân thóc một tháng. Kể quá khứ, biết quá khứ không phải để quay lại mà thấy hiện tại và tin tưởng hơn vào tương lai.

Giờ ông Chủ tịch sang Bí thư nhưng nhất định không chịu đi xe Bí thư cũ mà phải mua mới, ông Phó Bí thư thường trực sang Chủ tịch cũng chẳng kém khi không dùng xe Chủ tịch cũ mà phải xe mới. Cán bộ ít xuống nông thôn mà nếu xuống cũng thắt ca - vát, đi giầy da ngoại thì làm sao tiếp xúc với đồng ruộng? Nạn buôn quan bán chức lỗi phải ở từ trên. Chúng ta phát động cuộc học tập và noi gương Hồ Chí Minh nhưng ai cần học nhất? Không phải là đảng viên thường học mà trước hết là những người đứng đầu các cấp phải học vì đảng viên thường có quyền lực gì mà nhũng nhiễu cho nổi.

Học Bác Hồ không phải là học mặc áo nâu, đội mũ lá, đi dép cao su mà học tác phong làm việc, học cách xuống dân không tiền hô hậu hét. Xuống tận nơi ăn chốn ở rồi chỗ làm việc của cán bộ, ra thăm đồng sẵn sàng tát nước, cấy lúa cùng bà con. Tôi nhớ có lần Bác về Thái Bình, hồi tôi làm Chủ tịch tỉnh, mọi người sắp cơm tiếp đón, bác liền bảo: “Các chú cứ ăn đi, bác đã có cơm nắm rồi”…

Bác hỏi Thái Bình không được đánh vợ, giờ tật xấu ấy của đàn ông đã sửa được chưa, bà Định khi ấy là Phó Chủ tịch tỉnh liền trả lời: “Có sửa nhưng chưa sửa hết”. Bác lại hỏi tôi, tỉnh nhà trồng được bao nhiêu cây, tôi trả lời được 5 triệu. Bác lấy bút ra làm phép tính toán gì đấy, tôi biết là mình trả lời hớ rồi liền chữa: “5 triệu cây cả sú vẹt Bác ạ”. Bác cười và nói chú này láu cá, sú vẹt của chú thì ai mà đếm được.  Bài viết để nói chuyện với Thái Bình, Bác còn gửi sang cho lãnh đạo chúng tôi xem để có thể bổ sung thêm sao cho sát.

Hay thời đồng chí Lê Duẩn, sau khi xuống thăm ruộng lúa, đi vào chuồng lợn xem cảnh chăn nuôi, về đến bến phà Tân Đệ tôi định bố trí một chiếc phà riêng cho đồng chí đi thì ông nói: “Thôi Trìu ơi, ta đi chung phà với dân là được rồi”. Tôi cũng nhớ ông Phạm Hùng, hồi đó là Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, buổi trưa hôm ấy tôi đang ngồi ở Ủy ban tỉnh Thái Bình thì thấy một chiếc xe Volga vào, một người mở cửa bước ra, đó là ông Hùng. Chỉ có ông và một lái xe mà không có bảo vệ hay thư ký gì cả. Tôi chạy lại bảo: “Anh về sao không báo cho chúng em ra Tân Đệ đón”. Ông bảo không cần.

 Tôi kể kinh nghiệm làm nông nghiệp của mình là lãnh đạo đi một đường về một đường để tranh thủ quan sát, thăm đồng khiến ông rất thú vị, nói khi về mình sẽ đi một đường khác. Quả thực cứ dăm bữa nửa tháng mà không xuống được nông thôn gặp dân thì tôi thấy trong người rất bứt rứt. Hồi tôi lên làm Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp cũng vậy, cứ chia ba quỹ thời gian, một cho họp hành, một cho làm việc với cán bộ, đọc sách, một cho đi cơ sở. Có lần tôi đi xuống Hưng Yên, lội ruộng xong, lên bờ bỗng sa chân xuống cả hố ủ phân xanh. Đi thế mới sát thực tế được.

Sau này làm Phó Chủ tịch HĐBT tôi cũng không cần ai bảo vệ vì tin vào dân, dân họ bảo vệ mình, thời kỳ đồn bốt dày đặc còn chẳng sợ nữa là. Có lần tôi đi chiếc xe ô tô cũ kỹ vào Phủ Thủ tướng, người bảo vệ ngạc nhiên lắm bảo: “Sao anh lại đi xe này? Phải đi Volga chứ (hàm Bộ trưởng đi Volga - NV), tôi mới nói đại ý xe chỉ là phương tiện thôi chứ không phải mục đích, tôi dù đi xe gì vẫn là Bộ trưởng mà. Đi cơ sở tôi không ở nhà khách mà xuống trại lúa, trại lợn… nhất là không thích đón tiếp rình rang. Giờ có ông đi không thấy được đón tiếp là sinh lòng khó chịu.

 Khi tôi ở Thái Bình không có chế độ, tiêu chuẩn gì, muốn ăn cỗ lòng cũng phải viết giấy nhờ mua, lên Hà Nội mới có tiêu chuẩn ở Tôn Đản (điểm cấp hàng dành cho cán bộ cao cấp - NV). Một lần trong cuộc họp, tôi báo cáo với Thủ tướng: “Dân họ nói Tôn Đản là chốn vua quan… tôi đau quá. Hay anh cho chế độ vào lương hoặc cho tem phiếu ra cửa hàng mậu dịch gần nhà có phải hơn không?”. Thủ tướng nghe xong khen một ý hay nhưng các đồng chí khác không ai nói và cái ý hay đó cũng không thực hiện nổi. Lại nhớ chuyến sang Thái Lan, tôi về báo cáo với Thủ tướng: “Buồn cười quá, ra chợ của họ rau quả thực phẩm đầy, mua bán rất dễ mà sao mình cứ phân phối, ngay đến tôi làm Bộ trưởng mà cũng phân phối từng mớ rau, ta phải giải tán rau quả mậu dịch đi anh ạ”.

Tôi làm Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp một năm. Lúc đầu được bố trí nhà ở tập thể B6 Kim Liên là căn hộ trước của ông Lương Định Của. Sau làm Bộ trưởng vẫn ở đấy, khi Bộ Nông nghiệp xây một dãy nhà mới khang trang cho cán bộ có cấp cho tôi một căn nhưng tôi không ở mà vẫn ở Kim Liên mười năm trong căn hộ tiêu chuẩn của chuyên viên bậc bảy.

"Tôi dùng người có tài"

Ở nước ngoài một tai nạn giao thông nghiêm trọng, một sự cố thâm hụt quỹ hay ảnh hưởng uy tín ở nơi này, nơi kia là Bộ trưởng phụ trách lĩnh vực đó thậm chí cả Thủ tướng phải từ chức. Ở ta chưa có văn hóa từ chức như vậy. Lý do theo tôi bởi mắc mớ dây rợ vì xử lý ông này khác gì rút dây động rừng còn ông khác thì sao?

Mỗi vụ ăn chia ở ta có phải là một ông đút túi đâu mà nhiều người nữa nên không ai chịu trách nhiệm cả. Cách xử lý mỗi vụ việc tiêu cực nhiều khi không nhất quán là vì vậy nên gây nghi ngờ cho dư luận, thậm chí là rất xấu. Giờ người tài lắm khi không được dùng mà dùng người…có tiền, có vị trí ghế được ra giá luôn. Tôi còn nghe nhiều người bảo thẳng chỉ cần làm một khóa lãnh đạo là đủ giàu rồi, rằng cả đời em chỉ muốn làm một khóa là đủ sống rồi... Tại đâu? Nhà dột từ nóc, phải chữa từ trên xuống mới ổn.

Sử dụng người phải tôn trọng họ bởi mình có giỏi mấy nhưng cũng không thể giỏi hết cả các lĩnh vực được. Thời xưa, tôi chỉ học ngang lớp mười bây giờ. Biết tiếp thu cái hay của cấp dưới và biến thành của mình mới là lãnh đạo giỏi. Bất cứ lúc nào dù trong giờ hay ngoài giờ, kể cả lúc nghỉ ngơi, cấp dưới cần gặp tôi đều lắng nghe cả. Có người can bảo thời gian đó anh phải nghỉ chứ, nhưng tôi bảo người ta cũng không nghỉ mà đến gặp mình ắt là có gì muốn kể. Có người nghe cán bộ phản đối ý kiến của mình là sinh lòng ghét muốn thay.

Hồi tôi làm Bộ Nông nghiệp có 9 Thứ trưởng, một số đã già nên tôi đề nghị 4 người thay thế là Nguyễn Công Tạn, Đường Hồng Dật, Trần Khải, Tống Trần Đào. Mỗi ông có một năng khiếu nhưng dần dần tôi thấy Đường Hồng Dật về khoa học thì được nhưng tổ chức lại kém nên chuyển sang Thứ trưởng Bộ Khoa học, Tống Trần Đào là tiến sĩ nhưng thực tế làm chưa đạt nên chuyển lĩnh vực khác. Trần Khải kiến thức được, phát biểu rất hay nhưng hành động chưa được nên cũng chuyển, chỉ còn giữ lại Nguyễn Công Tạn là có thể, và sau này ông ấy thay tôi làm Bộ trưởng rồi thay tôi làm Phó Thủ tướng. Nguyễn Công Tạn là người thông minh, nhạy cảm, nhiệt tình, tiếp thu nhanh nhưng có nhược điểm là có lúc hơi hấp tấp, vội vàng.

Giờ công tác chọn cán bộ, có lúc không thực tài mà phe cánh, mua quan, bán chức. Cán bộ thích nghe nịnh hót, không thích nghịch nhĩ. Có khi sáng vừa đề cao một cán bộ thuộc cấp, chiều lại chê bảo phải thay gấp vì nó vừa không đồng tình với một ý gì của mình. Hồi tôi làm Bộ trưởng, có người bảo sao anh người Thái Bình cùng quê mà toàn dùng cán bộ Nghệ- Tĩnh, tôi bảo: “Tôi dùng người có tài”. Buồn thay, hiện tại người ta hay sử dụng cán bộ thích ăn dơ với mình.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Giá đất bồi thường thấp hơn giá thị trường ảnh hưởng đến giải phóng mặt bằng

THỪA THIÊN - HUẾ Giá bồi thường đất ở, đất trồng rừng sản xuất thấp hơn nhiều so với giá thị trường dẫn đến công tác giải phóng mặt gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm