| Hotline: 0983.970.780

Phải hiện đại tàu cá

Thứ Ba 07/08/2012 , 11:14 (GMT+7)

Đó là ý kiến của ông Phan Huy Hoàng - Phó Giám đốc Sở NN-PTNT kiêm Chủ tịch Hội Nghề cá tỉnh Quảng Ngãi.

Ngư dân xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ buồn bã trông chờ người thân trở về

Đó là ý kiến của ông Phan Huy Hoàng - Phó Giám đốc Sở NN-PTNT kiêm Chủ tịch Hội Nghề cá tỉnh Quảng Ngãi.

>> Đóng tàu lớn vươn khơi
>> Tiếp sức ngư dân
>> 'Trung Quốc đang xâm lược bằng tàu cá'
>> Giữ ngư trường cho con cháu
>> Ngư dân không đơn độc
>> Ngư dân không nao núng

Ông Phan Huy Hoàng, cho biết: Hội Nghề cá Quảng Ngãi nhận được tin: Vào ngày 16/6/2012, tàu cá QNg - 66369 TS do ông Huỳnh Công Nhiệm ở xã An Hải, huyện Lý Sơn làm chủ tàu kiêm thuyền trưởng cùng 11 lao động khi đang tham gia đánh bắt tại quần đảo Hoàng Sa tại vị trí 160N - 111oE thì bị 2 tàu Trung Quốc (1 tàu mang số hiệu 45012) đến khống chế, lục soát, đập phá tài sản, quay phim, chụp ảnh và xua đuổi ra khỏi khu vực.

Sau khi tàu Trung Quốc bỏ đi, ông Nhiệm cho tàu quay lại đảo Phú Lâm để tiếp tục hành nghề. Ngày 21/6, tàu của ông Nhiệm tiếp tục bị 1 tàu Trung Quốc đuổi theo nên ông phải cho tàu chạy về đảo Linh Côn, Gò Cạn thuộc quần đảo Hoàng Sa. Ngày 25/6 ông Nhiệm lại phát hiện có 3 tàu chiến của Trung Quốc chạy tới nên ông phải điều khiển cho tàu chạy về địa phương để khai báo. Như vậy, trong suốt thời gian đánh bắt tại khu vực quần đảo Hoàng Sa từ 16-25/6/2012, tàu ông Nhiệm đã 3 lần bị tàu tuần tra của Trung Quốc ngăn cản, đập phá, tổng số tài sản thiệt hại ước khoảng 120 triệu đồng.

“Việc Trung Quốc cản trở và phá hoại tài sản, ngư lưới cụ của tàu cá Việt Nam khi đang hoạt động hợp pháp tại vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa là hành động vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và đời sống của ngư dân. Hội Nghề cá Quảng Ngãi kiến nghị Trung ương Hội Nghề cá Việt Nam sớm có biện pháp hữu hiệu, quyết liệt, phản đối việc làm trên của Trung Quốc” - ông Hoàng phản ánh.

Đầu tháng 7/2012, Trung Quốc lại bắt giữ nhiều tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi khi đang hành nghề trên vùng biển quần đảo Hoàng Sa. Qua kiểm tra và xác minh của UBND xã Phổ Thạnh, 2 tàu cá của ông Trần Minh Giữ (57 tuổi) ở thôn Thạnh Đức 2, xã Phổ Thạnh, gồm: tàu QNg- 94484 TS, công suất 360 CV, do anh Trần Minh Khiêm (29 tuổi) làm thuyền trưởng, trên tàu có 7 ngư dân; tàu QNg-98648 TS, công suất 150 CV, do anh Võ Quốc Việt (24 tuổi) làm thuyền trưởng, trên tàu có 4 ngư dân; tàu QNg-94779 TS, công suất 125 CV và tàu QNg-94096 TS, công suất 180 CV của ông Lục Nghĩa Tơ, do 2 anh em ruột Lục Nghĩa Minh (33 tuổi) và Lục Nghĩa Thành (30 tuổi) làm thuyền trưởng cùng 8 ngư dân.

Khi đang hành nghề trên vùng biển quần đảo Hoàng Sa thì cả 4 tàu cá này bị Trung Quốc bắt giữ ngày 6/7; đến ngày 8/7 phía Trung Quốc thả tàu cá QNg-98648 TS và QNg-94096 TS cùng 19 ngư dân về nhà, song lại giữ 2 tàu còn lại. Trước đó, vào ngày 2/7, tàu cá QNg-94411 TS, công suất 125 CV do Nguyễn Duy Nam (26 tuổi) làm thuyền trưởng và QNg-44867 TS do Nguyễn Duy Việt (28 tuổi) làm thuyền trưởng, cả 2 anh em ruột đều ở thôn Thạnh Đức 2 (xã Phổ Thạnh), trong lúc hành nghề tại vùng biển Hoàng Sa thì ngư dân Võ Bảo chẳng may bị tai nạn chấn thương sọ não. Hai tàu cá này lập tức chạy về đảo Hải Nam để xin cấp cứu. Chiều 4/7, phía Trung Quốc cho tàu cá QNg-44867 TS chở 11 ngư dân của 2 tàu cá về, nhưng lại giữ tàu cá QNg-94411 TS. Như vậy, tính đến chiều ngày 9/7, vẫn còn 3 tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi bị Trung Quốc giữ lại.

Nhiều ngư dân Quảng Ngãi bức xúc cho hay, có nhiều khi lưới thả ra, nhưng thấy tàu Trung Quốc đến, ngư dân mình phải cuốn lên ngay nếu không giàn lưới sẽ rách nát thành... tương. Ngư dân ta rất ấm ức nhưng không làm gì được vì tàu cá Trung Quốc thuộc loại tàu “khủng”, lại đi thành từng đoàn 20-30 chiếc.

Trao đổi với chúng tôi, Chủ tịch Hội Nghề cá tỉnh Quảng Ngãi Phan Huy Hoàng cho rằng, việc tàu cá Trung Quốc xâm nhập vào vùng biển Quảng Ngãi đánh bắt cá đã diễn ra từ nhiều năm qua và cường độ ngày càng nhiều. Tuy nhiên, không dễ bắt được tàu cá Trung Quốc, bởi trên các tàu này luôn có rađa theo dõi. Vì vậy khi lực lượng chức năng của ta (Biên phòng, Hải quân, Cảnh sát biển) xuất phát vài hải lý là tàu Trung Quốc phát hiện, bỏ chạy ra vùng biển Hoàng Sa (nơi có lực lượng quân sự Trung Quốc chiếm đóng) và vùng biển quốc tế ẩn núp. Sau đó, những tàu này lại quay vào tiếp tục đánh bắt. Đồng thời, phía Trung Quốc ngày càng gia tăng bắt giữ tàu cá của ngư dân Việt Nam. Theo ông Hoàng, trước đây Trung Quốc bắt giữ tàu cá của ngư dân ta rồi lập biên bản, bắt điểm chỉ, nộp phạt để chuộc người, chuộc tàu. Nhưng, năm 2012 này phía Trung Quốc thu tàu, ngư lưới cụ nhưng không lập biên bản, rồi bắn tin thanh lý tàu.

Làm thế nào giúp ngư dân yên tâm bám biển? Ông Hoàng cho biết, vừa qua Quảng Ngãi đã thành lập được 3 Nghiệp đoàn nghề cá: An Hải, An Vĩnh (Lý Sơn) và Phổ Quang (Đức Phổ). Các địa phương cũng đã thành lập được 33 Tổ ngư dân đoàn kết bám biển và 1 HTX đánh bắt xa bờ; tỉnh thành lập Quỹ hỗ trợ ngư dân. Tuy nhiên, Nhà nước cũng chỉ mới hỗ trợ về mặt tinh thần, còn về kinh phí thì chưa đáng kể. Chính phủ có hỗ trợ ngư dân theo Quyết định 48 nhưng chưa thấm vào đâu so với nhu cầu của ngư dân.

“Theo tôi, Nhà nước cần hỗ trợ về kinh phí cho các Nghiệp đoàn nghề cá, các Tổ ngư dân đoàn kết bám biển. Đồng thời ngành chức năng cần phải có biện pháp tăng cường sự hiện diện trên biển để vừa đẩy đuổi tàu cá Trung Quốc xâm nhập, vừa bảo vệ ngư trường cho ngư dân ta. Về lâu dài cần hiện đại tàu cá của ngư dân” - ông Hoàng nói. Ông Hoàng cho biết thêm, Tổng cục Thủy sản đang phối hợp với Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy (Vinashin) thiết kế và đóng thí điểm tàu cá vỏ sắt cho ngư dân Quảng Ngãi. Vinashin đang phối hợp với các đơn vị của Bộ NN-PTNT tham gia chương trình phát triển công nghiệp đóng tàu, sửa chữa tàu cá và công nghiệp phụ trợ nghề khai thác hải sản. Trước mắt, đề nghị Vinashin hoàn thiện thiết kế một số mẫu tàu và đóng tàu cá vỏ thép cho ngư dân, từ đó rút kinh nghiệm để nhân rộng, cùng với Bộ hướng dẫn, đào tạo ngư dân.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Giá đất bồi thường thấp hơn giá thị trường ảnh hưởng đến giải phóng mặt bằng

THỪA THIÊN - HUẾ Giá bồi thường đất ở, đất trồng rừng sản xuất thấp hơn nhiều so với giá thị trường dẫn đến công tác giải phóng mặt gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm