| Hotline: 0983.970.780

Phải tạo không gian văn hóa cho giới trẻ

Thứ Năm 22/05/2014 , 10:25 (GMT+7)

"Bản thân người làm văn hóa còn chưa tạo được không gian để cho giới trẻ hòa vào đó thì sao mà mong giới trẻ hiểu được." - GS. Đặng Hoành Loan, nguyên Phó viện trưởng Viện Âm nhạc, chia sẻ.

Ngoại lai, xâm lăng văn hóa là vấn đề rất rộng. Để nghiên cứu phải mất nhiều thời gian. Nhưng chúng ta có thể thấy, lịch sử đã chứng minh, con người của thời đại nào cũng phải tập trung vào những giá trị của thời đại đó trong đời sống của họ.

Chỉ đang hô hào thôi

Việc thanh niên tiếp cận với văn hóa hiện đại là điều tất yếu, không thể ngăn cản, cũng không nên gây khó khăn. Nếu thanh niên hiện nay chỉ biết đến văn hóa truyền thống thì họ sẽ thành người hoài cổ. Trong khi, phải hòa với đời sống hiện đại, họ mới sáng tạo được các giá trị mới.

Tôi nói điều này vì chúng ta đều biết, đầu thế kỷ 20, khi thanh niên Việt Nam bị ảnh hưởng bởi văn hóa Pháp, chúng ta đã sáng tạo ra nhiều giá trị văn hóa như thơ mới, nền tân nhạc… Bởi vậy, nói một cách nhẹ nhàng, tiếp thu văn hóa, văn minh nhân loại là điều tất yếu của lịch sử.

Thanh niên hiện nay tập trung hưởng thụ văn hóa ngoại là tất nhiên. Nhưng hưởng thụ mà không giữ gìn truyền thống, để bị “mất giá trị truyền thống” của dân tộc, trở thành lai căng, kệch cỡm là không được.

ong-lon173800382
GS Đặng Hoành Loan: Xâm lăng văn hóa là sự xâm lăng âm thầm, vô hình nhưng hậu quả khôn lường

Hiện tượng lai căng tràn lan ở nước ta không phải chỉ mới diễn ra. Nó đã bắt đầu bùng phát trong khoảng chục năm trước khi giới trẻ đua nhau thần tượng phim Hàn Quốc, nhuộm tóc nâu, tóc vàng, môi son tím. Rồi nghe nhạc, xem phim ngoại, sống theo kiểu ngoại. Xâm lăng văn hóa là sự xâm lăng âm thầm, vô hình nhưng hậu quả khôn lường, sẽ đánh mất giá trị, mất bản sắc của dân tộc.

"Tôi vẫn thẳng thắn nói về điều này rất nhiều lần, và lần này, cũng xin tiếp tục nói lại. Việc thanh niên thờ ơ với văn hóa cổ truyền dân tộc cũng không khác gì việc học sinh không thích học môn Sử. Nhiều người thốt lên, giới trẻ Việt biết sử Tàu hơn sử ta. Đó là trách nhiệm của các nhà quản lý, các nhà nghiên cứu văn hóa. Cách tuyên truyền của ta kém, phương pháp kém. Phản vận động thanh niên tham gia vào bảo tồn vốn quý của dân tộc, không bảo tồn di sản thì sẽ lãng quên quá khứ. Lãng quên quá khứ là mất dân tộc", GS Đặng Hoành Loan.

Tôi rất buồn khi báo chí đưa tin, giữa Lễ hội Đền Hùng, khi người ta hướng về giỗ Tổ, tri ân công đức tổ tiên, thay vì nghe câu hát Xoan thì giới trẻ lại mở nhạc ngoại lai, nhạc sàn ra rồi đua nhau nhảy, lắc. Nhưng lỗi không phải ở thanh niên, mà lỗi do những người quản lý văn hóa, những nhà nghiên cứu và thực hành di sản văn hóa.

Lỗi là của người làm công tác giáo dục di sản, nhất là âm nhạc cổ truyền. Chúng ta chưa có dự án nào, chưa có biện pháp nào để giáo dục âm nhạc cổ truyền, chúng ta vẫn chỉ đang hô hào thôi.

Tôi nói việc giáo dục không có nghĩa là đưa di sản vào lớp học, rồi bắt học sinh học, rồi tính điểm. Bởi di sản là những giá trị cổ, ngôn ngữ xa lạ, âm nhạc xa lạ. Học khó chứ không dễ. Nếu như thế, học sinh chỉ có sợ, chứ không có thích.

Bản thân giới quản lý và các nhà nghiên cứu, những người thực hành di sản hiện này cũng có cách nhìn khác nhau. Nhà quản lý cho rằng, phát triển di sản là cần thiết. Trong khi, các nhà nghiên cứu, những người thực hành di sản thì cho rằng, phát huy, quảng bá là giữ di sản ở cái gốc, ở các giá trị truyền thống. Rõ ràng, chúng ta đang cần sự gần nhau, lấp đầy khoảng trống giữa các nhà quản lý, nhà nghiên cứu để có cái nhìn thống nhất trong quảng bá di sản trong đời sống hiện đại.

Khiếm khuyết của các nhà quản lý

Tôi tham gia nhiều lễ hội rồi và thấy, nhiều lễ hội, thanh niên vẫn chơi trò của người ta chứ không phải là tham gia vào không gian truyền thống. Đó là do những người quản lý không biết vạch ra không gian truyền thống. Bản thân người làm văn hóa còn chưa tạo được không gian để cho giới trẻ hòa vào đó thì sao mà mong giới trẻ hiểu được. Vậy nên, hiện tượng ở lễ hội Đền Hùng 2014 sẽ là tất yếu.

Khán giả trẻ không có không gian văn hoá thì họ cũng khó thưởng thức được. Không gian văn hóa truyền thống nghĩa là khi vào không gian của hát Xoan, ta tạo cho giới trẻ ăn mặc kiểu hát Xoan, chơi các trò chơi của hát Xoan và từ đó, học hát các làn điệu Xoan.

Vào không gian quan họ cũng vậy, cứ ăn mặc hiện đại thì làm sao mà biết được cái hay, cái đẹp của quan họ. Cho họ mặc áo the khăn xếp, hát giao duyên trêu đùa nhau, vừa tình tứ vừa lãng mạn, lịch sự. Muốn giới trẻ yêu văn hóa truyền thống, trước hết cứ làm được những việc như thế đã, để cho họ được đắm mình trong không gian văn hóa truyền thống ấy. Không làm được điều này là khuyết điểm của các nhà quản lý và hoạch định xã hội.

Tôi lấy ví dụ, hồi tháng 3 vừa qua, tôi đi Phú Thọ làm chương trình khảo sát và nghiệm thu về cách truyền dạy hát Xoan. Tôi thấy trẻ em ở đây, từ 7 đến 10 tuổi, 15, 20 tuổi đều tham gia hát Xoan. Khi tác động văn hóa quần chúng thì mọi lứa tuổi đều tham gia, nhiệt tình, sôi nổi.

Bên cạnh đó, cũng phải đưa nghệ sĩ chuyên nghiệp vào không gian truyền thống. Tôi lấy ví dụ từ Khu vực Nam Trung Bộ trong việc bảo tồn dân ca. Tôi thấy họ đã làm được một việc quan trọng trong việc bảo tồn phát huy dân ca, đó là có sự tham gia của các nghệ sĩ chuyên nghiệp. Qua đó có thể cho ta một cách thức bảo tồn. Bảo tồn ở không gian văn hoá. Nghệ sĩ chuyên hát dân ca theo lối hát chuẩn chứ không phải cách hát bị Phương Tây hoá, đó là mục đích ta phải hướng tới.

xon-9-1278173800480
Hát Xoan, di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại

Các nghệ sĩ miền Trung đã hát đúng bản chất dân ca dù họ là dân chuyên nghiệp. Điều đó rất quan trọng. Điều này rất khó thực hiện ở khu vực Đồng bằng Sông Hồng bởi cứ dính tới chuyên nghiệp là đã bị cách tân lối hát. Trong khi các không gian lĩnh xướng đang mất dần mà chúng ta có rất nhiều đoàn nghệ thuật. Họ sẽ là người truyền bá dân ca hữu hiệu nhất.

Thuộc dân ca mới là nghệ sĩ đẳng cấp

GS. Đặng Hoành Loan, nguyên Phó viện trưởng Viện Âm nhạc, là một trong số ít những người say mê với những làn điệu âm nhạc mang bản sắc đặc trưng dân tộc Việt. Ông cũng chính là người chịu trách nhiệm khoa học, cố vấn trong việc lập hồ sơ để Ca trù, hát Xoan và nhiều di sản văn hóa phi vật thể khác đệ trình UNESCO công nhận Di sản văn hoá phi vật thể.

Tôi đi nhiều nước trên thế giới như Ấn Độ, Campuchia, ở đó người ta đánh giá đẳng cấp của nghệ sĩ dân ca chính là việc họ thuộc bao nhiêu bản dân ca của nước họ. Và chính các nghệ sĩ sẽ là lực lượng giữ, truyền, dạy cho đa số những người bình thường không am hiểu gì về di sản, về âm nhạc tham gia kế thừa, phát huy di sản văn hóa dân tộc.

Nhờ việc tổ chức Liên hoan dân ca Việt Nam trong nhiều năm qua, giờ thì nhiều lớp trẻ đã yêu mến dân ca hơn, bằng chứng là các kỳ liên hoan sau có các em trẻ tham gia nhiều hơn những kỳ trước. Đó là điều quá đáng mừng chứng tỏ dân ca đã có lực lượng kế tục, không còn sợ bị mai một thất truyền nữa.

Nhiều ý kiến thắc mắc về việc chúng ta làm nhiều hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận di sản văn hóa trong khi bảo tồn và phát huy chưa tốt. Nhưng phải hiểu rằng, đăng ký nhiều là tốt, bởi vì càng tham gia nhiều, thế giới càng biết chúng ta nhiều hơn. Nhưng việc quan trọng là chúng ta phải thực hiện cho đúng cam kết khi được công nhận.

Chương trình hành động của mỗi hồ sơ di sản đều rất cụ thể, chi tiết, trong đó có cả việc truyền dạy, lưu giữ như thế nào. Đây cũng là cách để chúng ta tuyên truyền bản sắc dân tộc ra bên ngoài. Đó là điều mà chúng ta cho thế giới thấy cách con người Việt Nam hiện đại ứng xử với thế giới, biết kết hợp giữa hiện đại và bản sắc dân tộc, không chỉ nằm trong các nghệ thuật biểu diễn mà nằm trong bản thân cuộc sống, bản thân cá thể mỗi con người Việt Nam.

Nhưng rõ ràng là khi những người có nghĩa vụ chưa tuyên truyền, phổ biến cho mọi người hiểu về văn hóa dân tộc, chưa chống lại những sự phản cảm, lai căng hoặc chính họ cũng đang có xu hướng đó thì còn khó “chấn hưng văn hóa”. Chỉ khi người dân có kiến thức, có hiểu biết về những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình thì khi đó văn hóa truyền thống mới không bị “xâm lăng” bởi văn hóa ngoại lai!

Xem thêm
Thái Hòa: 'Tôi thích diễn nhân vật độc ác'

Thảm đỏ ra mắt bộ phim 'Cái giá của hạnh phúc' quy tụ dàn khách mời đình đám của showbiz Việt và nhận được sự quan tâm lớn từ khán giả, truyền thông.

Atalanta tái đấu Liverpool: Chờ một phép màu từ The Kop

Trận tứ kết lượt về giữa Atalanta vs Liverpool trong khuôn khổ Europa League 2023/2024 sẽ diễn ra vào lúc 2h00 ngày 19/4/2024 trên sân vận động Atleti Azzurri d'Italia. 

U23 Indonesia tạo địa chấn khi vượt qua U23 Úc

U23 Indonesia đã tạo nên cú sốc khi có chiến thắng 1-0 trước U23 Australia ở lượt trận thứ 2, qua đó rộng cửa vào tứ kết giải U23 châu Á 2024.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm