| Hotline: 0983.970.780

Phải vạch mặt chỉ tên

Thứ Sáu 27/09/2013 , 10:23 (GMT+7)

Gặp phải khó khăn trong việc tiếp cận thông tin các DN phân bón vi phạm, chúng tôi có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Hạc Thúy - Tổng thư ký Trung ương Hiệp hội Phân bón Việt Nam (FAV), được ông chỉ mặt, gọi tên đích danh hàng loạt đơn vị làm ăn gian dối bị phát giác.

Gặp phải khó khăn trong việc tiếp cận thông tin các DN phân bón vi phạm, chúng tôi có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Hạc Thúy (ảnh) - Tổng thư ký Trung ương Hiệp hội Phân bón Việt Nam (FAV), được ông chỉ mặt, gọi tên đích danh hàng loạt đơn vị làm ăn gian dối bị phát giác.

>> Thanh tra vạch ra rồi... để đấy!
>> Một mẫu phân bón phân tích ra ''n'' kết quả
>> Hỗn loạn phân bón

Theo ông Nguyễn Hạc Thúy, dù đóng góp lớn cho ngành nông nghiệp, song ngành phân bón hiện vẫn còn tồn tại quá nhiều bất cập, đặc biệt là vấn nạn phân bón giả, phân bón kém chất lượng, nhái nhãn mác, đã gây thiệt hại lớn tới người nông dân.

6 HÌNH THỨC LỪA ĐẢO PHỔ BIẾN

Là người hiểu tương đối chân tơ, kẽ tóc ngành phân bón, vì nông dân, ông có thể mạnh dạn chỉ mặt, nêu tên đích danh một số DN phân bón “cuốc xẻng” bị phát giác và hình thức lừa đảo của họ không?

Xin được đính chính lại với anh rằng, bây giờ các DN phân bón nhỏ và siêu nhỏ họ không dùng công nghệ “cuốc xẻng” nữa mà đã tiến thêm một bước mới là công nghệ… máy trộn bê tông. Quá trình tìm hiểu và từ số liệu các cơ quan chức năng gửi về, tôi liệt kê ra có 6 hình thức lừa đảo về phân bón được sử dụng phổ biến hiện nay.

Thứ nhất, là phân bón nhái nhãn mác được gia công tại một số cty, tổ hợp nhỏ lẻ nơi vùng sâu vùng xa, vùng hẻo lánh bên cạnh các khu công nghiệp… Hiện, có hơn 100 cơ sở, tổ hợp nhỏ và trên 30 cty bán ra thị trường 40 tỉnh, thành trong cả nước. Đơn cử như một số DN sau: Cty Nam Bắc, Cty Khổng Minh, Cty Tân Khang, ngoài bao bì sản phẩm của các cty này ghi rất hoành tráng, NPK 16 - 16 - 8 -13, tổng hàm lượng dinh dưỡng lên tới 53%. Tuy nhiên, khi cơ quan chức năng bắt được và đem đi kiểm định thì chất lượng chỉ còn: N: 1,4%, P2O5: 0,6%, K2O: 0,03% và S: 1,5%. Tổng dinh dưỡng chỉ có 2,99%, tương đương với một loại đất tốt.

Thứ hai, là phân urê nước. Vào mùa hè các năm 2011, 2012 và 2013, một số cơ sở SX lấy vài thìa canh urê bột pha vào can 5 lít nước bán với giá 50.000 đ/can và tuyên truyền cho nông dân là urê nước đậm đặc, bón cho đất vừa tốt, vừa kết hợp chống hạn ở vùng Tây Nguyên. Cty Miwon SX phân bón MVL nước (gọi là urê nước) bán ra thị trường, người dân đem về dùng khiến một số loại cây trồng bị chết, số còn lại không phát triển được. Vậy mà 2-3 năm nay đã thấy cơ quan chức năng nào xử lí đâu? Đặc biệt, tại Yên Bái cơ quan chức năng còn bắt giữ được 200 bao urê giả, kém chất lượng nhập khẩu từ Trung Quốc chuẩn bị đóng bao lấy thương hiệu Phú Mỹ, Hà Bắc, Cà Mau.

Thứ ba, là phân bón các DN nhập khẩu phân bón lớn như: Phân DAP, kali, SA… Những đơn vị này không có danh tính trong hệ thống kinh doanh phân bón, nhưng lại nhái bao bì của các công ty lớn như: Cty TSC Cần Thơ, Vinacam, Vật tư Nông sản, Hà Anh…; các sản phẩm hàng nhái nhãn mác, kém chất lượng này bán tràn lan tại khu vực ĐBSCL, Đông Nam bộ. Khi bị bắt, cơ quan kiểm định đem phân tích thì các loại mang nhãn mác nhập khẩu này toàn bột gạch, bột đá, đất sét, bột cao lanh…, chỉ có một ít hàm lượng dinh dưỡng. Như kali ngoài bao bì đề 60% thì chỉ có 12%, DAP đề 64% chỉ còn 18%, SA đề 24% chỉ còn 8%...

Hình thức lừa đảo thứ tư, hiện khá phổ biến hiện nay là phân bón SX một nơi, nhưng hóa đơn lại một nẻo, trụ sở công ty là địa chỉ ma, lực lượng thanh tra rồi công an lần tìm cả tuần cũng không thấy, hóa ra khi phát hiện trụ sở thật nằm ở một tỉnh khác cách đó hàng trăm km. Ngay như vừa rồi, lực lượng Quản lí thị trường bắt một xe ô tô chở 400 bao phân hỗn hợp NPK trên bao bì ghi nhãn mác Cty TSC Cần Thơ, khi kiểm tra hóa đơn bán hàng thì lại là Cty TNHH Á Châu Đại Thắng xuất hóa đơn. Điều tra xong mới biết lô phân bón này SX ở khu công nghiệp Sóng Thần (Bình Dương) mang về Vĩnh Long tiêu thụ. Khi đem mẫu phân bón đi phân tích hàm lượng dinh dưỡng bình quân chỉ đạt 12-13%.

Năm là phân bón quán cà phê hay còn gọi là phân bón hội thảo đang diễn ra công khai đến mức phổ biến. Đơn cử như Cty VD (TP Hồ Chí Minh) thuê 1 quán cà phê ở Tiền Giang tổ chức hội thảo rùm beng, mời nông dân đến uống cà phê nghe thuyết trình về phân bón đặc hiệu. Ai dè, nông dân mua về dùng bón cho hoa đều chết sạch.


Một đại lý phân bón (Ảnh minh họa)

Một kênh tiêu thụ phân bón giả nữa đang được áp dụng triệt để hiện nay là thông qua các Hội Nông dân ở địa phương. Điển hình như Cty Thabico (Tây Ninh) liên hệ với Hội Nông dân huyện Cư Jut (Đăk Nông) nhờ tập hợp bà con để tổ chức Hội thảo. Thabico đưa chất lượng phân bón của mình lên mây xanh với chỉ tiêu dinh dưỡng 16-16-13 và biếu bà con đến dự mỗi người một thứ dùng thử thấy cũng tạm được. Sau lần đó Cty quảng bá rộng rãi và bán được 100 tấn phân bón, nhưng trái với lần trước, lần này nông dân mua phân bón về bón đến đâu cà phê, ngô chết và rụng lá đến đấy. Sau khi nhận được kiến nghị của nông dân, cơ quan chức năng đến lấy mẫu đem đi phân tích thì kết luận loại phân này chỉ tương đương đất.

Tiếp theo là Cty CP Quốc tế Động Trung đa yếu tố bán cho nông dân xã Gia Hiệp, tỉnh Lâm Đồng 40 tấn phân bón, bà con đem về dùng 2 tuần sau cà phê, ngô chết sạch. Kế đến là Cty TNHH Việt Thái (Bình Dương) cũng thông qua Hội Nông dân xã Đinh Lạc, huyện Di Linh bán 100 tấn phân bón làm ngô chết dần chết mòn. Đặc biệt, là Cty TNHH Phân bón Vì Dân thông qua Hội Nông dân xã Mỹ Phong, tỉnh Tiền Giang tổ chức hẳn hội thảo đầu bờ giới thiệu loại phân bón lân đỏ. Chỉ vì nghe lời quảng cáo của Cty này mà trên 30.000 giỏ hoa của của bà con xã Mỹ Phong bị chết oan uổng chỉ sau 1 tuần sử dụng…

CẦN GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP

Chỉ có vài phút mà ông đã có thể chỉ mặt, nêu tên hàng chục DN phân bón làm ăn gian dối, chứng tỏ hệ thống pháp lí của ta đang thực sự có vấn đề và lực lượng chức năng chưa làm hết trách nhiệm, thưa ông?

Đúng như 3 bài viết Báo NNVN vừa phản ánh mấy hôm nay, hiện việc cấp phép cho SX-KD phân bón của ta quá dễ dàng cũng như để làm phân bón quá đơn giản, lợi nhuận lại lớn nên mới có chuyện DN đổ xô đi làm phân bón. Quả thật, chỉ cần vài cái máy trộn bê tông rồi thuê thiết kế vài cái bao bì thật bắt mắt đem đóng đất, bột đá, cao lanh vào là thành “phân bón” đem bán được rồi. Tại ĐBSCL thời gian gần đây bắt đầu xuất hiện rất nhiều đại lí phân bón trang bị máy trộn bê tông để SX phân bón giả tại nhà và bán ngay tại cửa hàng nhà mình như là một việc làm… hợp pháp.

Về lực lượng thanh tra, công an, quản lí thị trường, phải thừa nhận vẫn có một số nơi làm tốt và nghiêm túc. Nếu trong những năm qua không có lực lượng này ngành phân bón còn tồi tệ hơn. Nhưng, cũng có những bộ phận không nhỏ lực lượng thanh tra, công an, quản lí thị trường ở các địa phương còn tiêu cực, thỏa hiệp dĩ hòa, đồng lõa với những vi phạm của gian thương, cho qua hoặc chia lợi nhuận trắng trợn. Một số địa phương thì cán bộ chưa am hiểu kỹ về các nghị định, thông tư về phân bón đã có những sai phạm khi xử lí, lúng túng cho qua vì ngại động chạm.

Ông có đề xuất, kiến nghị gì với các Bộ ngành và Chính phủ để quản lí ngành phân bón?

Điều cần làm đầu tiên hiện nay là Chính phủ phải sớm ban hành Nghị định và Thông tư mới về việc quản lí, SX và kinh doanh phân bón. Khi luật ra đời cần đảm bảo không có đơn vị nào độc quyền quản lí phân bón, song cần phải có sự phân định rạch ròi, có sự kết nối giữa các Bộ và quan trọng phải có một đơn vị làm đầu mối và chịu trách nhiệm trước Chính phủ.

Tiếp theo, cần có một chỉ thị đánh giá đúng mức tình hình chỉ đạo của các Bộ ngành, các tỉnh thành quyết liệt đồng loạt thanh tra, kiểm tra, xử lí nghiêm ngặt vi phạm phân bón hiện nay. Cần mạnh dạn tước giấy phép kinh doanh của một số DN để làm gương cho các đơn vị có ý định làm ăn gian dối khác...

“Một việc cũng rất cần làm hiện nay, đề nghị các Bộ, ngành, tỉnh thành tăng cường phổ biến, hướng dẫn lực lượng công an, quản lí thị trường, thanh tra nông nghiệp nắm chắc và am hiểu pháp luật, các văn bản, nghị định về quản lí, xử phạt với phân bón giả, kém chất lượng... Trong đó, đặc biệt chú trọng việc giáo dục tinh thần trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp nhằm hạn chế tối đa hành vi tiêu cực trong khi thực thi nhiệm vụ", ông Nguyễn Hạc Thúy.

Xem thêm
Gạo ST24, ST25 chưa được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang châu Âu

Vừa qua, xuất hiện thông tin về việc giống gạo ST24 và ST25 đã được ưu đãi thuế xuất khẩu sang thị trường EU. Tuy nhiên, đây là các thông tin chưa chính xác.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Phía sau mặt cỏ xanh của Sân vận động Thiên Trường

Thiên Trường, sân nhà CLB Bóng đá Thép Xanh Nam Định gần đây được đánh giá có chất lượng mặt cỏ top đầu V-League, vậy điều gì đã làm nên màu xanh tươi mới này?

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm