| Hotline: 0983.970.780

Phân bón cho cây cam trên vùng đất sỏi cơm Nghệ - Tĩnh

Thứ Năm 30/03/2017 , 07:10 (GMT+7)

Do đặc điểm khí hậu, thổ nhưỡng, Nghệ - Tĩnh là vùng đất nâu vàng, được hình thành do đá mẹ phiến thạch phong hóa, địa hình đồi dốc thoải có tầng đất dày hàng mét, nhiều nơi đất có kết cấu hạt sỏi cơm rất phù hợp với sinh trưởng phát triển của cây cam.

Thổ nhưỡng vùng cam nổi tiếng

Nghệ An, Hà Tĩnh là một trong những vùng trồng cam nổi tiếng cả nước với những thương hiệu như cam Vinh, cam Xã Đoài, cam Bù… được nhiều người tiêu dùng và ngoài nước biết đến.

Phân bón Văn Điển rất thích hợp cho cây cam vùng đồng đất sỏi cơm Nghệ Tĩnh

Tuy nhiên, thời kỳ đầu khi mới khai phá trồng cam thì độ phì nhiêu của đất khá, cam cho năng suất cao, chất lượng tốt có hương vị ngọt đặc biệt. Nhưng trong quá trình khai thác hàng nhiều thập kỷ, đất trở nên nghèo kiệt và mất cân đối nghiêm trọng các chất dinh dưỡng.

Các nhà khoa học đã nghiên cứu và đưa ra kết luận: Để cam cho ra năng suất cao và chất lượng tốt cần phải duy trì được độ phì nhiêu của đất như: pH từ 5,5 - 6,5, độ mùn >2%, hàm lượng lân, kali dễ tiêu phải đạt mức trung bình trở nên 10mg/100gr đất. Bên cạnh đó, các chất trung vi lượng từ trung bình trở lên.

Để có được 10 tấn quả, cây đã lấy đi từ đất khoảng 18kg N; 5kg P2O5, 25kg K2O; 3kg MgO, 10kg CaO; 1,4kg S và 30g Fe; 14g Zn, 6g Cu; 28g Bo và 8g Mn. Như vậy, sự hấp thụ của cây cam không chỉ những chất dinh dưỡng đa lượng (NPK) mà còn có các chất trung lượng (CaO, MgO, S) và các chất vi lượng Zn, B, Cu, Mn…

Thực tiễn, người trồng cam nhận thức về kỹ thuật sử dụng phân bón còn rất hạn chế, dùng phân theo cảm tính, sử dụng quá nhiều đạm, sử dụng nhiều loại phân chua, một số loại phân hỗn hợp NPK thông thường duy nhất chỉ có 3 thành phần đa lượng đạm, lân, kali, thiếu hoàn toàn các chất dinh dưỡng trung vi lượng.

Mặt khác, số lượng và chất lượng phân hữu cơ ngày càng ít đi đã ảnh hưởng xấu đến độ màu mỡ khả năng tích lũy mùn của đất. Hơn nữa, do sườn đồi dốc và mưa lớn đã rửa trôi dinh dưỡng một cách mạnh mẽ làm cho nhiều vườn cam đất trở nên trai cứng cằn cỗi. Việc sử dụng thuốc diệt cỏ cho những vườn chưa khép tán cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng quả và gây ngộ độc đất cũng như sinh trưởng phát triển của cây.
 

Phân đa yếu tố NPK Văn Điển cho cam

Những năm gần đây, nhiều nhà vườn ở Nghệ An, Hà Tĩnh tiếp cận sử dụng phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển đã có bước đột phá về năng suất, chất lượng, bước đầu mang lại hương vị ngọt thơm.

Phân bón Văn Điển dùng cho cây cam gồm có: Phân lân Văn Điển thành phần dinh dưỡng: P2O5 hữu hiệu bằng 16%, Caxi (vôi) = 30%; Magie (MgO) = 15% SiO2 = 24%; kẽm = 0,4%; Bo = 0,2%, Sắt (Fe) = 0,02%, Mangan (Mn) = 0,4%, Mo= 0,02%; pH = 8, tổng dinh dưỡng của phân lân Văn Điển cây trồng sử dụng được là trên 85%.

Phân đa yếu tố ( ĐYT) NPK 5.10.3 Văn Điển có hàm lượng dinh dưỡng: N = 5%; P2O5 = 10%, K2O = 3%; CaO = 15%; MgO = 9%, S = 2%; SiO2 = 14% và các chất vi lượng Zn, B, Fe, Mn, Mo tổng dinh dưỡng là 58%.

Phân đa yếu tố NPK 12.5.10 có hàm lượng dinh dưỡng N = 12%; P2O5 = 5%, K2O = 10%; CaO = 5%; MgO = 2%, S = 11%; SiO2 = 4% và các chất vi lượng Zn, B, Fe, Mn, Mo tổng dinh dưỡng là 49%.

Phân bón Văn Điển có ưu điểm vượt trội không phải phân hóa học, có tính kiềm nhẹ, bên cạnh lân dễ tiêu 16% còn chứa lượng vôi 30% để khử chua cho đất điều hòa pH thích hợp, chất magie chiếm đến 15% có tác dụng nâng cao hiệu suất quang hợp để tổng hợp dinh dưỡng cho cây cam, góp phần làm cho quả ngọt thơm.

Chất Silic trong lân Văn Điển chiếm đến 24%, làm tăng độ xốp cho đất nâng cao khả năng chống hạn cho cây các chất vi lượng giúp cho quá trình tổng hợp đường và vitamin ở trong quả được thuận lợi. Lân Văn Điển không tan trong nước, không bị rửa trôi mà tan từ từ thông qua sự tiết dịch chua của rễ cây, cây cần đến đâu thì hấp thu đến đó.

Các loại phân đa yếu tố NPK cân đối dinh dưỡng theo từng nhu cầu của giai đoạn sinh trưởng, bên cạnh các chất dinh dưỡng đa lượng NPK thì các chất dinh dưỡng trung lượng, vi lượng chiếm tỷ lệ cao (từ 22 - 40%) trong từng loại phân mà các loại NPK thông thường khác không có được.
 

Cách sử dụng cho cam trồng mới

Trước khi trồng khoảng 1 tháng, mỗi hố trồng cần bón lót 20 - 30kg phân hữu cơ cộng thêm 1,5 - 2kg lân Văn Điển, cộng thêm 0,5kg phân ĐYT NPK 5.10.3 trộn đều phân với đất sau đó trồng cây và tưới nước.

Từ năm thứ nhất đến năm thứ ba sử dụng phân ĐYT NPK 12.5.10 để bón thúc, năm thứ nhất 1 - 1,5kg/cây, năm thứ 2 từ 1,5 - 2kg, năm thứ ba từ 2 - 2,5kg chia làm 3, 4 lần bón xới đất quanh tán rải phân lấp đất, tưới nước hoặc hòa loãng phân để tưới.
 

Cách sử dụng cho cam thời kỳ kinh doanh

Thời kỳ này, cần căn cứ vào đường kính tán cây năng suất quả, thổ nhưỡng, phân hữu cơ cần bón tăng dần theo tuổi cây. Tốt nhất mỗi năm sau thu hoạch quả phải được bón phân hữu cơ từ 15 - 20kg/cây đối với cam <10 năm tuổi trên 2kg/cây đối với cam >10 năm tuổi, kết hợp với phân lân Văn Điển. Phân đa yếu tố NPK Văn Điển được dùng qua các giai đoạn sinh trưởng phát triển như sau: (xem bảng)

Hướng dẫn bón phân Văn Điển cho cây cam

Tuổi cây

(Năm)

Loại phân

Thòi kỳ bón, lượng bón Kg/ cây

sau thu hoạch

Trước trỗ hoa

Sau đậu quả

Trước thu hoạch 2 tháng

4- 6

Lân Văn Điển

NPK 5.10.3

NPK 12.5.10

1-1,5

1-1,5

-

-

-

1,5 -2

-

-

2 -2,5

-

-

1,5-2

7- 10

Lân Văn Điển

NPK 5.10.3

NPK 12.5.10

1,5-2

1,5-2

-

-

-

2 -2,5

-

-

2,5-3

-

-

1,5-2

> 10

Lân Văn Điển

NPK 5.10.3

NPK 12.5.10

2-2,5

2-2,5

-

-

-

2,5-3

-

-

2,5-3

-

-

2-2,5

 

 

 

 

 

 

Cách bón: Bón hồi phục cây vào sau giai đoạn thu quả 15 - 20 ngày: Vệ sinh vườn, cắt cành vườn, đào rãnh theo đường chiếu của tán cây trở vào cách gốc 40 - 50cm chiều rộng của rãnh từ 10 - 15cm, chiều sâu từ 10 - 15cm rải phân lân Văn Điển và NPK 5.10.3 Văn Điển lấp đất sau đó tưới nước (nếu đất ẩm thì không cần tưới).

Các đợt bón đón hoa, sau đậu quả rải phân quanh tán cây xới nhẹ đảo đất lẫn với phân sau đó tưới nước hoặc hòa loãng phân để tưới, đợt bón trước khi thu quả 2 tháng rải phân trên mặt đất từ tán lá trở vào sau đó tưới nước hoặc hòa loãng phân để tưới.

+ Theo khảo sát của các cơ quan khoa học, hiện nay đất trồng cam của Nghệ An, Hà Tĩnh chua nặng, pH từ 3 - 4, hàm lượng mùn <1%, hàm lượng lân, kali dễ tiêu rất nghèo từ 2 - 4mg/100g đất. Đặc biệt, các kim loại kiềm, kiềm phổ như canxi, magie thiếu đặc biệt các nguyên tố vi lượng như kẽm, bo, magan, môlipđen chỉ có vết đã làm cho cam sinh trưởng phát triển không cân đối nhiều năm qua, vụ này qua vụ khác dần dần giảm sút năng suất và chất lượng cam rõ rệt, nhất là độ ngọt, mùi thơm.

+ Phân bón Văn Điển cung cấp đầy đủ cân đối tất cả các loại chất dinh dưỡng đa lượng, trung lượng, vi lượng thỏa mãn nhu cầu dinh dưỡng của cây cam trong suốt cả niên vụ. Bón phân Văn Điển cam có màu lá xanh, sang, bản lá dầy, ít sâu bệnh, tỷ lệ đậu quả cao, quả lớn, đồng đều, vỏ quả bóng, đặc biệt khi chín màu vỏ vàng thẫm rất đẹp, năng suất cao, độ ngọt và độ thơm cải thiện rõ rệt dễ tiêu thụ trên thị trường.

 

Xem thêm
Chuẩn hóa quy trình nuôi chồn hương

Dù chồn hương là vật nuôi có giá trị kinh tế cao, nhưng thành phố Hà Tĩnh không vội vàng mở rộng mà tập trung chuẩn hóa quy trình nuôi.

Việt Nam là 'điểm nóng' về dịch bệnh lây truyền từ động vật sang người

Việt Nam là một trong những 'điểm nóng' về dịch bệnh truyền nhiễm, trong đó có dịch bệnh lây truyền từ động vật sang người như A/H5N1, SARS, dại, than, dịch hạch, ký sinh trùng…

'Cải lão hoàn đồng' cho cây bưởi ra quả ngon, sai lúc lỉu

HƯNG YÊN Bằng kỹ thuật cắt tỉa và ghép đoạn cành, ông Tuấn đã 'cải lão hoàn đồng' thành công hàng trăm cây bưởi già cỗi thành những cây quả sai lúc lỉu, chất lượng thơm ngon.

Bình luận mới nhất