| Hotline: 0983.970.780

Phân bón cho cây khoai mì

Thứ Tư 30/11/2011 , 10:28 (GMT+7)

1. Đặc điểm nông học: Nhu cầu khoai mì (sắn) đang ngày càng tăng, lợi nhuận mang lại cao hơn so với lúa và nhiều cây trồng khác. Khoai mì chịu hạn tốt, không kén đất nên có thể trồng được ở tất cả các vùng trong cả nước. Các giống phổ biến ở nước ta hiện nay là: KM 60, KM 94, HL20, HL 23, HL 24.

2. Kỹ thuật trồng: Cần làm đất kỹ, cày sâu 30 cm, bừa 2 lượt, nhặt sách cỏ rác và tàn dư thực vật. Chọn hom giống từ các cây 8-10 tháng tuổi, khoẻ mạnh, không bị sâu bệnh. Mắt thân cây dày, đường kính từ 2-3 cm, hom có 6-7 mắt. Đặt hom nằm ngang hoặc xiên, sau đó lấp đất. Sau trồng 10-15 ngày, cần dặm những hom chết. Mật độ trồng thích hợp 11.000-12.000 cây/ha (khoảng cách 0,7m x 1 đến 1,1m).

3. Bón phân: Khoai mì có nhu cầu cao về đạm, nên cần bón lượng đạm khá cao. Với các giống cao sản lượng đạm phải sử dụng cao hơn so với các giống địa phương. Khoai mì có thể hút lân trong đất ở nồng độ rất thấp nên nhu cầu lân không cao bằng đạm và kali. Để tăng khả năng sử dụng lân có sẵn trong đất, cần tăng cường bón phân vi sinh. Nếu thiếu lân cây còi cọc, ít củ, hàm lượng tinh bột thấp.

Kali là nguyên tố đa lượng quan trọng nhất đối với khoai mì, có tác dụng vận chuyển các chất tổng hợp được từ thân lá về rễ củ. Thiếu kali cây lá già vàng từ mép lá sau lan rộng ra cả lá, chóp lá khô dần, củ ngắn, nhỏ, năng suất thấp. Lưu huỳnh, magiê, canxi và các vi lượng như kẽm, sắt, đồng, boron… đều rất cần thiết cho cây khoai mì. Khi thiếu các trung vi lượng này, cây còi cọc, khả năng vươn cao và phát đọt kém, ít củ, củ nhỏ, năng suất thấp đồng thời cây dễ bị sâu bệnh.

Nasa-Smart và NPK 14-7-14+TE Năm Sao chuyên dùng cho khoai mì thích hợp với tất cả các giống khoai mì và phù hợp với tất cả các loại đất trồng. Các kết quả khảo nghiệm và ứng dụng trong thực tế đã chứng tỏ Nasa-Smart và NPK 14-7-14+TE Năm Sao làm tăng cao năng suất và tinh bột khoai mì. Nasa-Smart và NPK 14-7-14+TE Năm Sao đã được nông dân tin dùng và hiện đang có mặt tại các đại lý trên toàn quốc.

Để khoai mì có năng suất cao, tinh bột nhiều cần bón phân cân đối theo qui trình sau: Bón lót 150-200 kg Nasa-Smart/ha giúp đất tơi xốp, kích hoạt khoai mì phát triển mạnh bộ rễ, cây nảy mầm khỏe, vươn cao nhanh. Nasa-Smart còn cung cấp rất nhiều vi sinh vật đặc hiệu giúp tăng khả năng hấp thu phân bón, giảm thất thoát, đồng thời tăng tính kích kháng, kích hoạt nấm mycorrhyze cộng sinh với rễ của khoai mì phát triển mạnh, giúp tiết kiệm phân bón và giảm sâu bệnh.

Bón thúc lần 1 sau khi cây nảy mầm (khoảng 15 ngày sau trồng) kết hợp với xới đất, với lượng 200-300kg NPK 14-7-14+TE Năm Sao chuyên dùng cho khoai mì nhằm thúc cây vươn cao nhanh, phân cành mạnh, sớm có củ. Bón thúc lần 2 khi cây bắt đầu đâm tia củ (khoảng 45 ngày sau trồng) với lượng 200-300kg NPK 14-7-14+TE Năm Sao chuyên dùng cho khoai mì sẽ giúp tia củ đâm mạnh, khoai mì nhiều củ, củ to, nhiều tinh bột, đồng thời giảm sâu bệnh và có hom giống tốt.

 Nasa-Smart có trên 30 chủng vi sinh vật với mật độ hàng tỷ con/gam, rất thích hợp với khoai mì. NPK 14-7-14+TE Năm Sao chuyên dùng cho khoai mì có đầy đủ các thành phần đa, trung, vi lượng, với tỷ lệ thích hợp nhất cho khoai mì.

Xem thêm
Nghề đón 'lộc trời': [Bài 2] Đưa yến sào thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực

Yến sào được kỳ vọng là sản phẩm xuất khẩu mang lại nguồn thu lớn cho Bình Phước, sau hạt điều, cao su và sầu riêng.

Kiểm tra đột xuất cơ sở giết mổ, chợ đầu mối, trường học

TP. HCM Công tác kiểm tra sẽ được TP. HCM triển khai đồng bộ tại các cơ sở kinh doanh, giết mổ, chế biến, nhà hàng khách sạn, bếp ăn tập thể, chợ đầu mối.

Giảm hơn 70% lượng nước nhờ tưới phun tận gốc

Tại các tỉnh Tây Nguyên, rất nhiều diện tích cà phê áp dụng công nghệ tưới phun mưa tận gốc giúp giảm được hơn 70% lượng nước tưới và chi phí nhân công.