| Hotline: 0983.970.780

Phân bón Đầu Trâu cho lúa ở Kiên Giang

Thứ Sáu 06/06/2014 , 08:15 (GMT+7)

Phân Đầu Trâu TE+Agrotain lúa 1 và TE+Agrotain lúa 2 là sản phẩm NPK+TE, có công thức NPK+TE lúa 1 là 20-15-7+TE và NPK+TE lúa 2 là 18-4-20+TE.

Trong cả 2 loại phân đều có chứa chế phẩm Agrotain bọc cho phân đạm. Bà con đã làm quen với phân Đầu Trâu 46A+ hạt vàng và đã từng sử dụng so với phân ure thường, ai ai cũng thừa nhận là sử dụng phân Đầu Trâu hạt vàng 46A+ rất có hiệu quả, tiết kiệm được lượng bón, tiết kiệm chi phí mà năng suất vẫn cao.

215024161150241222

Do chủ trương Agrotain hóa sản phẩm Đầu Trâu nên Cty CP Phân bón Bình Điền đã đưa dần chế phẩm Agrotain vào trong phân NPK. Mục tiêu chính của Cty là tạo ra các loại phân có hàm lượng dinh dưỡng cao, tỷ lệ cân đối và đầy đủ các thành phần thiết yếu cho cây, nhằm tiết kiệm lượng bón, giảm chi phí mà năng suất cây trồng vẫn cao, đem lại hiệu quả kinh tế cũng cao.

Phân Đầu Trâu các loại, đã từ lâu, khi so sánh với các công thức bón phân riêng lẻ của từng hộ, trên khắp các vùng trong cả nước, cũng như nước ngoài, đều đã chứng minh tính ưu việt của nó như mục tiêu đã nêu.

Điều đó là dễ hiểu, vì nông dân thường thỏa mãn với kỹ thuật mà họ đã tích lũy được và thường chuộng phân đạm hơn, thích bón phân lai rai và có phân gì bón phân nấy, không làm theo một kỹ thuật đã định trước.

Vậy là khi đưa chế phẩm Agrotain vào bọc cho chất N trong phân NPK cũng đạt được mục tiêu là giảm lượng bón, dù rằng nông dân trong 2 vùng đã thực hiện triệt để các chỉ tiêu kỹ thuật của GAP, trong đó có tiết giảm lượng phân tối đa, nhưng khi so sánh với phân Đầu Trâu cũng tăng hơn cả về liều lượng bón, tăng chi phí đầu tư mà năng suất vẫn thua, giá thành vẫn cao và tiền lời cũng giảm so với sử dụng phân Đầu Trâu TE +Agrotain lúa 1 và ĐT-TE+ Agrotain lúa 2.
Vậy là Bình Điền một lần nữa chứng minh mục tiêu đặt ra của công ty là hoàn toàn đúng đắn.

Nhưng trong cánh đồng SX theo tiêu chuẩn GAP thì nông dân đã được huấn luyện để áp dụng các kỹ thuật tiên tiến và phần lớn cũng dựa theo kỹ thuật "1 phải, 5 giảm". Vì vậy, nếu kỹ thuật sử dụng phân Đầu Trâu đạt được mục tiêu như đã đặt ra trong môi trường GAP, tức là hướng đi của Đầu Trâu là hoàn toàn đúng đắn.

Dưới đây là tóm tắt kết quả từ 2 mô hình khác nhau:

Mô hình GAP tại xã Mỹ Thuận, huyện Hòn Đất, Kiên Giang: Vụ HT 2010 canh tác giống lúa OM 5451, lượng giống gieo 120 kg/ha. Tất cả các kỹ thuật canh tác đều như nhau, chỉ khác nhau là chủng lọai và liều lượng phân sử dụng. Nền phân Đầu Trâu chỉ bón 2 chủng loại đã nói ở trên có hàm lượng dinh dưỡng 92+57+49: N+P205 và K20/ha, có phun thêm phân bón lá Đầu Trâu 005,007 và 009 vào các thời kỳ sau sạ 18, 40, 55 và 70 ngày;

Còn nền phân đối chứng chung của 5 hộ là: 102 N + 57 P205 + 58 K20/ha, có phun bổ sung phân Super humate 0,5 lít sau sạ 18 ngày, Boom flower 2 lít sau sạ 55 và 70 ngày. So sánh về mức dinh dưỡng đa lượng thì nền phân đối chứng bón cao hơn nền phân trình diễn là 10 kg N (22 kg ure), 38 kg P205 (238 kg super lân) và 9 kg K20 (15 kg KCL/ha).

Kết quả thu hoạch, ruộng trình diễn đạt 5,79 tấn/ha, ruộng đối chứng đạt 4,92 kg/ha, kém hơn ruộng trình diễn phân Đầu Trâu là 870 kg thóc/ha. Bình quân 5 hộ làm ruộng đối chứng có chi phí tăng hơn ruộng trình diễn là 612.000 đ, giá thành ở ruộng trình diễn là 2,242 đ/kg thóc, còn ruộng đối chứng là 2.776 đ/kg thóc, tăng chi 534 đồng 1 kg thóc.

Kết quả ruộng bón phân Đầu trâu tiết kiệm được 22 kg ure, 238 kg super lân và 15 kg kali, nhưng năng suất lúa lại cao hơn 870 kg (17,8%) thóc mà lời ròng còn cao hơn đối chứng là 4.497.000 đ/ha (tăng 20% so với ruộng đối chứng).

Mô hình 2 thực hiện tại phường Vĩnh hiệp, TP Rạch Giá, Kiên Giang sử dụng giống OM 5451, sạ mật độ 120 kg/ha, từ 5/6/2010. Nền phân của Đầu Trâu cũng dùng 2 chủng loại phân trên có tỷ lệ N:P:K là 65-40-36, có phun bổ sung thêm Super Humate 100 ml vào 18 và 40 ngày sau sạ và Silika 0,25 lít vào 55 và 70 ngày sau sạ. Còn nền phân đối chứng là 81-64-50 kg/ha. So với nền phân Đầu Trâu bón tăng 16 kg N (35 kg ure), 24 kg P205 (150 kg super lân) và 14 kg K20 (23 kg KCL/ha).

Kết quả thu hoạch, nền trình diễn phân Đầu Trâu có năng suất 5,80 tấn, còn nền phân đối chứng là 5,34 tấn/ha, thua nền phân trình diễn 460 kg/ha (8,6%). Tổng chi phí của nền phân Đầu Trâu là 13.347.000 đ/ha, còn nền phân đối chứng của 5 nông dân là 15.450.000 đ/ha, tăng chi so với nền phân Đầu Trâu là 2.103.000 đ/ha (13,6%).

Xem thêm
Chuẩn hóa quy trình nuôi chồn hương

Dù chồn hương là vật nuôi có giá trị kinh tế cao, nhưng thành phố Hà Tĩnh không vội vàng mở rộng mà tập trung chuẩn hóa quy trình nuôi.

Việt Nam là 'điểm nóng' về dịch bệnh lây truyền từ động vật sang người

Việt Nam là một trong những 'điểm nóng' về dịch bệnh truyền nhiễm, trong đó có dịch bệnh lây truyền từ động vật sang người như A/H5N1, SARS, dại, than, dịch hạch, ký sinh trùng…

'Cải lão hoàn đồng' cho cây bưởi ra quả ngon, sai lúc lỉu

HƯNG YÊN Bằng kỹ thuật cắt tỉa và ghép đoạn cành, ông Tuấn đã 'cải lão hoàn đồng' thành công hàng trăm cây bưởi già cỗi thành những cây quả sai lúc lỉu, chất lượng thơm ngon.

Bình luận mới nhất