| Hotline: 0983.970.780

Phân bón Đầu Trâu và Cánh đồng mẫu lớn ở miền Bắc

Thứ Sáu 30/01/2015 , 06:10 (GMT+7)

Từ vụ HT 2008, phân Đầu Trâu đã tham gia thực hiện cánh đồng mẫu lớn (CĐML) trên hàng ngàn ha lúa, hàng trăm ha mía và một số cây khác.

Nội dung chính của CĐML là thực hiện quy trình SX theo tiêu chuẩn GAP. Trong đó người SX phải hiểu biết rõ các vật tư mình sử dụng trong quy trình SX. Khi có sự cố cần phải tìm lại nguyên nhân hay gốc gác của loại vật tư hoặc kỹ thuật đã sử dụng thì có thể biết được để có liệu pháp xử lý đúng đắn.

08-51-13_46

Muốn vậy thì tất cả mọi thao tác hay vật tư sử dụng cần được ghi chép lại kỹ lưỡng. Sản phẩm phải được bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh an toàn theo yêu cầu của khách hàng đòi hỏi. Hạn chế tối đa nguồn lây nhiễm làm cho sản phẩm không đạt tiêu chuẩn an toàn quy định, đáng chú ý nhật là thuốc hóa học, các loại phân bón sử dụng, kho tàng và điều kiện chế biến, bảo quản nông sản.

Từ thắng lợi giành được trong các CĐML ở miền Nam, vụ ĐX 2011-2012, Bộ NN-PTNT quyết định mở rộng mô hình CĐML SX lúa ở các tỉnh, thành miền Bắc như Hà Nội, Nam Định, Thái Bình và Thanh Hóa. Phân Đầu Trâu cũng được yêu cầu vượt đường xa để tham gia vào chiến dịch này. Ngoài 4 huyện ở Nam Định, phân Đầu Trâu cũng được yêu cầu tham gia CĐML ở Hà Nội (làm tại xã Tam Hưng, Thanh Oai).

Trong bài này tôi xin được trình bày tóm tắt kết quả đã đạt được ở mô hình xã Tam Hưng để bà con tiện việc tham khảo. Cty TNHH TM&DV Thái Sơn đóng ở Hà Nội đã phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Hà Nội chọn HTXNN Tam Hưng tổ chức CĐML SX lúa trên quy mô 80 ha, có sự tham gia của 217 hộ. Sử dụng giống Bắc Thơm số 7.

Người nông dân tham gia được tập huấn kỹ về các kỹ thuật, được cung cấp vật tư ngay tại bờ ruộng cho mỗi lần bón. Và đặc biệt là sản phẩm sau khi thu hoạch được Cty Lương thực Hà Nội bao tiêu với giá hấp dẫn. Trong mô hình này Cty Phân bón Bình Điền ngoài việc cung cấp đúng cơ số phân tại chỗ, cho trả chậm, không tính tiền vận chuyển còn biếu cho bà con mỗi sào Bắc bộ (360 m2) 3 kg phân ĐT L2.

Kết quả cụ thể trên chân vàn cao, bón 10 kg phân Đầu trâu L1 + 3 kg L2 + 2 kg urê 46A+ tương đương 278 kg L1/ha + 83 kg L2 và 55 kg urê 46A+/ha hay 84 kg N + P205 + 28 K20/ha.

Trên chân vàn bón 9 kg L1 + 3 kg L2 và 1 kg urê 46A+/sào tương đương 250 kg L1 + 83 kg L2 và 28 kg urê/ha hay 67 kg N + 33 kg P205 và 26 kg K20/ha.

Trên chân trũng bón 5 kg L1 + 5 kg L2 tương đương với 139 kg L1 và 139 kg L2 hay 44 kg N + 17 kg P205 và 24 kg K20/ha. Bình quân cả 3 chân đất là 65 kg N + 28 kg P205 + 26 kg K20/ha. Còn ruộng đối chứng của bà con bón 20 kg super lân + 5 kg urê + 3 kg kali/sào tương đương với 556 kg super lân + 139 kg urê và 55,6 kg kali/ha hay 64 kg N + 89 kg P205 và 34 kg K20/ha.

Xét về lượng đạm thì cả mô hình và đối chứng bón mức tương đương nhau. Nhưng ở mô hình, ưu tiên bón nhiều trên chân đất cao, chân vàn giảm xuống và đặc biệt là chân trũng giảm lượng phân thấp chỉ bằng 2/3 mức bình quân của nền đối chứng. Cách phân chia mức phân như vậy là rất hợp lý.

Khi theo dõi, đo đếm và tính toán cho thấy cả 3 chân đất bón phân Đầu Trâu đều có chiều cao cây cao hơn nền đối chứng, chiều dài bông lúa dài hơn, số bông/m2 lớn hơn, số khóm/bụi nhiều hơn, tổng số hạt và số hạt chắc trên bông nhiều hơn, tỷ lệ hạt chắc cũng cao hơn nền đối chứng, dẫn đến năng suất lúa cả 3 nền cũng cao hơn đối chứng lần lượt là 18,7; 11,4 và 9%.

Nếu tính thành thóc thì cả 3 chân đất có số thóc cao hơn đối chứng từ chân cao xuống trũng là 862, 528 và 417 kg/ha. Bình quân là 500 kg/ha. Tính hiệu quả kinh tế cho thấy trong mô hình, nền đất cao lời hơn đối chứng là 9.930.000đ; nền chân vàn lơi hơn đối chứng là 7.780.000đ và chân trũng lời hơn đối chứng là 4.503.000đ/ha. Bình quân mô hình có tiền lời cao hơn đối chứng là 6.647.812đ/ha.

Kết quả này cũng phù hợp với các mô hình ở Nam Định và ở các vùng khác. Do vậy trong vụ mùa năm 2012 các tỉnh đã mở rộng mô hình cánh đồng mẫu lớn gấp 5 - 6 lần vụ ĐX và phong trào này đang tiếp tục mở rộng cho nhiều tỉnh khác trong vùng.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm