| Hotline: 0983.970.780

Phân bón lá AJIFOL-C: Giải pháp giảm rụng trái cà phê

Thứ Hai 08/08/2011 , 10:06 (GMT+7)

"Chẳng biết tại sao, chỉ thấy dùng AJIFOL-C lá cành cứ xanh tốt mãi, trái to đều, bóng vỏ và giảm rụng hẳn..." - Anh Tuấn tâm sự.

Anh Lê Văn Mai bên cây cà phê đạt năng suất

“Cứ tưởng vườn cà phê mà cả gia đình tôi gầy dựng bao năm nay phải bỏ phế đi vì hiện tượng rụng trái non, nhưng nay trái lại xum xuê, cành lá xanh mướt từ khi tôi dùng phân bón lá AJIFOL-C chuyên cho cà phê của Công ty Ajinomoto”.

Đó là lời chia sẻ của anh Lê Đình Tuấn, ngụ thôn 19/5, xã Ea Chăm, huyện Krông Păk, Đăk Lăk, khi chúng tôi ghé thăm những hộ trồng cà phê giỏi trên địa bàn huyện. Được biết anh Tuấn từng là cán bộ kỹ thuật của Công ty Cà phê Phước An, về hưu vài năm nay nhưng vẫn rất chịu khó học hỏi kỹ thuật mới. Anh bộc bạch: “Suốt mấy năm ròng vườn cà phê cứ liên tục bị rụng trái non và ve sầu hoành hành phá hết bộ rễ, cây cành khô héo. Đã dùng nhiều loại phân bón để cải tạo đất bạc màu, nâng sức cho cây nhưng không có tác dụng, có lúc nản chí định bỏ mặc, tìm hướng canh tác mới, thì may gặp người bạn giới thiệu cho dùng thử phân bón lá AJIFOL-C. Nào ngờ từ khi dùng AJIFOL-C, 2 năm nay vườn cà phê tái sinh ngoài mong đợi”.

Kể xong anh dắt chúng tôi vào tận vườn để mục sở thị vườn cà phê già cỗi nay lá cành đã xum xuê, xanh mướt, trái mọc to đều từng cụm chắc nịch. Với diện tích 2,5ha, vụ trước thu hoạch khoảng 8 tấn nhân với giá bán 40-50 triệu đồng/tấn, trừ hết chi phí đầu tư anh lời được những 40%. Hỏi anh có biết vì sao từ khi dùng AJIFOL-C lại giảm rụng trái non, anh thật thà bảo: “Chẳng biết tại sao, chỉ thấy dùng AJIFOL-C lá cành cứ xanh tốt mãi, trái to đều, bóng vỏ và giảm rụng hẳn. Rồi thì mình bón thêm phân bón AMI-AMIα cho gốc, giờ bộ rễ cà phê phát triển mạnh và cứng cáp lắm, cũng chẳng còn nghe ve sầu kêu nữa”.

Phân bón lá AJIFOL-C và phân bón gốc AMI-AMI là hai sản phẩm được sản xuất bằng công nghệ lên men hiện đại Nhật Bản của Công ty Ajinomoto. Sử dụng kết hợp hai loại phân bón này cho cây cà phê xanh mướt, hoa ra đều, trái to, chín đồng loạt và chất lượng hạt giữ được hương vị đặc trưng của cà phê Tây Nguyên.

Trường hợp anh Lê Văn Mai, ngụ khối 2, phường Tân Hòa, TP. Buôn Mê Thuột, dành dụm mãi gia đình anh mới thu mua được vườn cà phê già cỗi, kém năng suất. Lân la tìm kiếm một loại phân bón mới để cải thiện vườn, cuối cùng anh quyết định sử dụng phân bón AJIFOL-C của Công ty Ajinomoto cho lá và kết hợp tưới thêm AMI-AMIα cho gốc. Anh chia sẻ: “Cũng như các loại phân khác, 1 năm tôi bón 1 đợt vào mùa khô, 3 đợt vào mùa mưa. Thấy vậy chứ chi phí đầu tư giảm hẳn 30% bởi giá thành của AJIFOL-C thấp hơn các loại phân khác, mà hiệu quả lâu dài cho cây".

Theo anh Mai, mùa nắng thì hiệu quả thấy rõ, vườn cà phê dùng AJIFOL-C lá xanh đều chứ không bị vàng úa, giảm khô cành khô trái. Mùa mưa thì giảm hẳn tình trạng trái rụng non, cà phê chống chọi được với các nấm bệnh như gỉ sắt. Kết hợp thêm phân bón gốc AMI-AMIα, công chăm sóc giảm hẳn, vì chỉ việc bón cho gốc, khỏi tốn công cào lấp rác như phân bao, phân chuồng, mà đất thì tơi xốp và nhiều giun hơn. Vậy là tiết kiệm thêm được 10 lao động/ha.

Với cách làm hiệu quả kinh tế này, khi được hỏi về năng suất anh khấp khởi chia sẻ: “Từ khi dùng phân bón lá AJIFOL-C của Công ty Ajinomoto 2 năm nay, vụ trước tôi thu hoạch cả vườn 2,5ha được khoảng 9 tấn cà phê nhân, bán được giá 35-40 triệu đồng/tấn. Hiện giá cà phê nhân đang lên đến 50 triệu đồng/tấn, hy vọng vụ mùa này sẽ bội thu”.

Xem thêm
Nghề đón 'lộc trời': [Bài 1] 10 năm chinh phục chim yến

Hơn 10 năm dấn thân vào ngành yến, anh Trần Tuấn Anh đã xây dựng được công ty và thương hiệu yến quy mô tại Bình Phước.

Không để dịch bệnh tái phát lây lan trên đàn vật nuôi

AN GIANG Nhờ chủ động tiêm phòng vacxin đã giúp đàn vật nuôi trên địa bàn tỉnh An Giang hạn chế được các loại dịch bệnh nguy hiểm.

Tưới tiết kiệm: Khó khăn trước mắt, lợi ích dài lâu

Đầu tư cho hệ thống tưới tiết kiệm có thể tốn kém trước mắt cho nhà nông, song sẽ mang lại nhiều lợi ích dài lâu.

Bình luận mới nhất