| Hotline: 0983.970.780

Phân bón Lâm Thao cho lúa mùa

Thứ Năm 06/06/2013 , 10:26 (GMT+7)

Liều lượng và phương pháp bón phân NPK-S Lâm Thao cho lúa mùa (tính cho 1 sào Bắc bộ 360 m2).

Liều lượng và phương pháp bón phân NPK-S Lâm Thao cho lúa mùa (tính cho 1 sào Bắc bộ 360 m2).

Việc tính liều lượng và phương pháp bón phân NPK-S Lâm Thao dựa trên các cơ sở khoa học sau đây:

- Dựa trên cơ sở tổng hợp các kết quả nghiên cứu đã đạt được theo phương pháp quản lý dinh dưỡng lúa theo vùng (SSNM), tức là: Cách bón phân cân đối theo nhu cầu của cây lúa theo từng giai đoạn phát triển ở từng xứ đồng cụ thể, ở từng mùa vụ nhất định; cân đối có nghĩa là: đủ về lượng, cân đối về tỷ lệ; bón đúng lúc, đúng liều lượng, đúng tỷ lệ và phương pháp thích hợp; đáp ứng nhu cầu thiếu hụt giữa nhu cầu thiếu của các giống lúa về dinh dưỡng với khả năng cung cấp dinh dưỡng từ đất và từ phân hữu cơ để từ đó liều lượng và phương pháp bón phân NPK-S Lâm Thao được được tính cho 2 nhóm đất lúa, đó là: đất phèn và đất lầy thụt ở các tỉnh phía Bắc; các loại đất lúa còn lại.

- Dựa vào điều kiện khí tượng, thủy văn và khả năng chăn nuôi của các hộ nông dân trong vụ lúa mùa như: Nếu nước lớn, tocao ở vụ mùa không bón lót đạm và do có tập quán bón lót lượng phân chuồng lớn (6-8 tấn/ha) chất lượng phân chuồng tốt nên cũng không nên bón lót đạm.

- Lượng lân và kali bón cho lúa dựa trên các thí nghiệm đồng ruộng trên các loại đất trồng lúa khác nhau để xác định mức bội thu trên các ô bón thiếu hụt lân và kali so với công thức bón đầy đủ và mức bón được tính dựa vào năng suất dự kiến.

- Đối với các giống lúa lai hoặc các giống lúa thuần có tiềm năng năng suất cao: 

 

Lo¹i ph©n

Bãn lãt

Bãn thóc lÇn 1

Sau khi trång 7-12 ngµy

Bãn thóc lÇn 2

Khi c©y b¾t ®Çu xoÌ l¸

- Đối với các giống lúa lai hoặc các giống lúa thuần có tiềm năng năng suất cao:

 

 

Ph©n chuång

8.000 – 10.000

 

 

- Đối với các giống lúa thuần còn lại

NPK 12.5.10

 

400 – 450

400 – 450

 - Đối với các giống lúa lai hoặc các giống lúa thuần có tiềm năng năng suất cao: bón lót 200 ÷ 300 kg phân chuồng + 20 ÷ 25 kg NPK-S 5.10.3-8; bón thúc thời kỳ đẻ nhánh 8 ÷ 9 kg NPK-S 12.5.10-14 và bón thúc đón đòng 7 ÷ 8 kg NPK-S 12.5.10-14.  

- Đối với các giống lúa thuần còn lại thì mức bón lót NPK-S 5.10.3-8 thấp hơn so với giống lúa lai 5 kg/sào Bắc bộ, mức bón thúc vẫn giữ nguyên. Cụ thể, mức bón như sau: bón lót 200 - 300 kg phân chuồng + 15 - 20 kg NPK-S 5.10.3-8; bón thúc thời kỳ đẻ nhánh 8 - 9 kg NPK-S 12.5.10-14 và bón thúc đón đòng 7 - 8 kg NPK-S 12.5.10-14.  

Như vậy liều lượng và phương pháp bón phân như trên trong vụ mùa sẽ giúp nông dân khai thác được khả năng cung cấp dinh dưỡng của các vùng đất rất khác nhau để tăng hiệu quả kinh tế của việc bón phân (giảm lượng phân bón thừa thãi), tăng năng suất và phẩm chất lúa gạo, duy trì độ phì nhiêu đất và ngăn ngừa ô nhiễm môi trường. Đây là mong muốn, cũng như trách nhiệm của Cty Lâm Thao đối với ngành trồng lúa nước ta. 

Xem thêm
Mang Yang là nơi rất tốt để phát triển đàn bò sữa

Khí hậu mát mẻ quanh năm, không khí trong lành, nguồn nước sạch…, là những điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho phát triển bò sữa ở Mang Yang, Gia Lai.

Huấn luyện kỹ năng phòng, chống bệnh dại

CẦN THƠ Ngày 16/4, Chi cục Chăn nuôi và Thú y TP. Cần Thơ phối hợp với Sở Y tế, Trường Nông nghiệp (Đại học Cần Thơ) tập huấn phòng, chống bệnh dại trên động vật.

Tưới tiết kiệm: Khó khăn trước mắt, lợi ích dài lâu

Đầu tư cho hệ thống tưới tiết kiệm có thể tốn kém trước mắt cho nhà nông, song sẽ mang lại nhiều lợi ích dài lâu.