| Hotline: 0983.970.780

Phân bón mùa khô cho cà phê

Thứ Năm 04/12/2014 , 14:39 (GMT+7)

Hằng năm, mùa khô ở vùng Tây Nguyên thường bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4, đầu mùa thường xuất hiện những đợt gió lạnh, vì vậy nhiệt độ xuống thấp. Nhưng từ giữa cho đến cuối mùa, trời thường nắng nóng kéo dài, nhiệt độ lại tăng lên cao.

Đây là điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng sinh thực của cây cà phê.

Rất nhiều chuyên gia trong ngành nông nghiệp đưa ra khuyến cáo bà con nô/ng dân nên bón phân sớm cho cây cà phê vào cuối mùa mưa để tranh thủ độ ẩm đất, giảm rủi ro bộ rễ bị tổn thương, cây sinh trưởng khỏe hơn và tiết kiệm được chi phí tưới nước, vì phải bón phân cho vườn cây trong mùa khô hạn.

Tuy nhiên, trên thực tế phần lớn các chủ vườn cà phê và người nông dân không dám bón sớm đợt phân này, vì những vườn cà phê bón sớm sẽ cho quả chín sớm sẽ gặp phải vấn nạn trộm quả.

Mặt khác, những năm gần đây thị trường phân bón bùng nổ cả về số lượng Cty và số chủng loại phân bón cung ứng. Trong đó, không ít những trường hợp SXKD phân giả, phân kém chất lượng làm ảnh hưởng nặng nề về tâm lý và kinh tế của người nông dân.

Đồng thời, giá cả các loại phân đơn (urea, SA,…) trong thời gian qua thường giảm hơn so với các loại phân NPK, cũng đã làm cho nhiều nông dân có xu hướng lựa chọn sử dụng phân đơn, chủ yếu là phân đa lượng, tự phối trộn và bón cho cây trồng.

10-28-26_dr-mu-kho

10-28-26_hppy-one-mu-kho

Cty CP Phân bón Việt Mỹ đã nghiên cứu và đưa ra thị trường các loại sản phẩm phân bón mùa khô

 

10-28-26_pep-mu-kho

Điều này gần như đi ngược với những tiến bộ về mặt công nghệ SX phân bón, gây lãng phí cả về kinh tế và sức lao động của người nông dân. Bởi vì không những làm mất cân đối các thành phần dinh dưỡng mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hư tổn cho vườn cây.

Thấu hiểu những khó khăn và điều kiện hạn chế của người nông dân trồng cà phê, Cty CP Phân bón Việt Mỹ đã nghiên cứu và đưa ra thị trường các loại sản phẩm phân bón mùa khô như: VIỆT MỸ MÙA KHÔ (NPK 20-5-5-13S+TE), SUPER XANH (NPK 20-5-5-13S+TE), HAPPY ONE - MÙA KHÔ, DR. MÙA KHÔ, PEP MÙA KHÔ,…

Các sản phẩm phân bón mùa khô của Việt Mỹ được SX bằng công nghệ tiên tiến với đầy đủ dinh dưỡng và cân đối thành phần các nguyên tố đa, trung và vi lượng, đáp ứng tốt nhất cho việc chăm sóc cây cà phê sau mùa thu hoạch.

Đặc biệt, các sản phẩm phân bón mùa khô có hàm lượng lưu huỳnh (S) vừa đủ để vừa tránh gây ngộ độc cho cây vừa giúp cho quả cà phê cuối mùa tăng cường mùi thơm; đồng thời bổ sung các hoạt chất sinh học, giúp tiết kiệm phân bón nhờ khả năng hạn chế tối đa sự phân giải và tự dưỡng hóa bởi các loài vi sinh vật trong tự nhiên.

Ngoài ra, các dòng sản phẩm phân bón mùa khô cho phép người nông dân sử dụng bón được trong cả điều kiện thời tiết khô hạn và ẩm ướt.

 

Vai trò của các nguyên tố dinh dưỡng trong thành phần phân bón:

Đạm: Rất cần cho cây cà phê tăng trưởng mạnh trong điều kiện thời tiết khô hạn, nắng nóng kéo dài, giúp cà phê ra hoa đậu quả tốt, quả lớn nhanh. Thiếu đạm trong mùa khô làm cây bị cằn cỗi, lá ít, cành trơ trọi, năng suất và chất lượng cà phê thấp.

Lân: Nguyên tố đa lượng rất cần thiết cho việc phân hóa mầm hoa, nở hoa, tăng số lượng hoa và quả. Trong mùa nắng, đất khô cằn, lân trong đất bị cố định, cây không hút được, làm cho tình trạng thiếu lân ở cây cà phê trở nên trầm trọng và việc bón các loại phân có lân dễ tan trong mùa khô là rất cần thiết.

Kali: Nguyên tố đa lượng giúp tăng tỷ lệ đậu quả, tăng sức chống chịu sâu bệnh và thời tiết bất lợi cho cây. Thiếu kali sẽ làm rụng hoa và quả non, năng suất và chất lượng thấp.

Các nguyên tố trung và vi lượng như lưu huỳnh (S), ma giê (Mg), canxi (Ca); kẽm (Zn), sắt (Fe), đồng (Cu), mangan (Mn), bo (B), molypđen (Mo) và clo (Cl),… giúp cho cây cà phê nở hoa tốt, tăng đậu quả, tăng năng suất và chất lượng cao.

 

Xem thêm
Chuẩn hóa quy trình nuôi chồn hương

Dù chồn hương là vật nuôi có giá trị kinh tế cao, nhưng thành phố Hà Tĩnh không vội vàng mở rộng mà tập trung chuẩn hóa quy trình nuôi.

Cục Thú y ban hành hướng dẫn phòng, chống bệnh cúm gia cầm

Cục Thú y khuyến cáo, khi phát hiện gia cầm chết hàng loạt không được giấu dịch, cần thông báo ngay cho chính quyền địa phương hoặc cơ quan thú y.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất