| Hotline: 0983.970.780

Phân bón “ruột” của quê lúa Thái Bình

Thứ Năm 19/03/2015 , 10:37 (GMT+7)

Thái Bình là tỉnh trọng điểm thâm canh lúa vùng ĐBSH, diện tích gieo cấy hàng năm trên 160.000 ha. Hơn 10 năm qua, Thái Bình luôn được mùa, năng suất bình quân trên 13,5 tấn/ha/năm.

Để đạt được kết quả trên, Thái Bình đã thực hiện đồng bộ các biện pháp canh tác luôn ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vào SX. Điểm nổi bật là sử dụng phân bón chuyên dùng Văn Điển đặc biệt phân chuyên bón thúc cho lúa thời kỳ đẻ nhánh.

Huyện Hưng Hà nằm ở phía bắc tỉnh Thái Bình có diện tích cấy lúa hàng vụ trên 11.000 ha, đồng ruộng ở đây hầu hết mỏng mầu, chua nhưng năng suất lúa vẫn đạt cao nhất. Một trong những bí quyết góp phần đưa năng suất lên cao là việc sử dụng rộng rãi phân bón Văn Điển.

Ông Đinh Văn Sâm, Chủ nhiệm HTXNN xã Dân Chủ cho biết: “Bà con nông dân đã sử dụng nhiều loại phân bón, nhưng chỉ có phân đa yếu tố NPK Văn Điển là phù hợp với đồng đất ở đây. 10 năm nay mỗi vụ Dân Chủ tiếp thu hàng trăm tấn phân bón Văn Điển từ phân bón lót đến phân bón thúc lúa cứng cây, đẻ gọn, lá xanh sáng tốt bền, ít sâu bệnh, số lần phun thuốc giảm hẳn, khóm lúa ít rườm, hạt mẩy, bông chùng.

Vụ nào cũng được mùa, đặc biệt phân bón chuyên thúc lúa của Văn Điển chỉ bón duy nhất một lần vào thời kỳ lúa đẻ nhánh không phải bón đón đòng, nuôi đòng, nuôi hạt, giảm công chi phí nâng cao hiệu quả kinh tế. Phân bón Văn Điển thực sự không thể thiếu đối với Dân Chủ”.

Đồng tình với nhận xét của Chủ nhiệm HTXNN Dân Chủ, ông Đinh Trọng Bằng, trưởng thôn Trung Xá bổ sung thêm: “Thôn Trung Xá chúng tôi có 97 ha lúa với 213 hộ nông dân thì đến 92% số hộ dùng phân Văn Điển, riêng phân bón thúc lúa thì 100% số hộ được sử dụng phân bón Văn Điển.

Đặc biệt là phân bón thúc có hàm lượng kali, đạm cân đối chiếm tỷ lệ cao phù hợp với lúa thời kỳ đẻ nhánh, lại có đầy đủ các chất dinh dưỡng trung lượng, vi lượng nên khi bón cho cây lúa mầu lá đẹp, sáng, dàn lúa đồng đều, ngọn nở. Chỉ bón mỗi sào thúc từ 10 - 12 kg là lúa đủ ăn cả vụ.

Trước đây chưa có có phân bón thúc Văn Điển, bà con nông dân ở Trung Xá bón đạm lai nhai, sâu bệnh gây hại nhiều, năng suất thấp. Tôi thấy phân bón Văn Điển thực sự không thể thiếu trong canh tác lúa ở Trung Xá”.

Huyện Thái Thụy là địa phương ven biển có trên 13.000 ha lúa, đồng đất chua mặn là chủ yếu. 10 năm về trước việc sử dụng phân bón ở đây còn nhiều hạn chế, phân đơn, phân chua sử dụng tràn lan; đặc biệt dùng nhiều đạm để bón thúc lúa. 

Do vậy lúa càng bị kìm hãm, độ chua tăng cao, nhiều nơi bị nhiễm mặn, lúa xuân cũng như lúa mùa sau cấy thường bị quăn rễ, lúa khoác áo tơi, người dân phải chạy chữa bằng bón vôi, thay nước, cào cỏ sục bùn mà hiệu quả vẫn thấp.

Từ năm 2004 - 2008, nhiều mô hình bón phân đa yếu tố NPK Văn Điển cho lúa thực hiện ở các xã Thái Hà, Thái Sơn, Thái Thịnh, Thụy Bình, Thụy Liên, Thụy Thanh, Thụy Trình… do Trung tâm Khảo nghiệm và Khuyến nông tỉnh phối hợp cùng Hội Nông dân, HTXNN thực hiện có kết quả năng suất vượt trội từ 15 - 20% so với bón phân đơn; đặc biệt phân chuyên dùng bón thúc Văn Điển rất tiện lợi, dễ sử dụng, hiệu quả cao trên tất cả các loại đất. Từ mô hình, Hội Nông dân, HTXNN đã tổ chức nhiều lớp chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho hội viên nông dân sử dụng phân bón Văn Điển trên tất cả các xã trong huyện.

Bà Bùi Thị Chín thôn 4, xã Thụy Thanh tâm sự: “Gia đình tôi cấy 9 sào lúa, 6 năm nay vụ nào cũng dùng phân Văn Điển gồm phân lót và phân thúc, phân bón Văn Điển lúa đẹp, sáng màu, sạch sẽ sâu bệnh nhiều vụ nay không phải đánh cuốn lá cuối vụ thu hoạch dôi thóc, gạo ít gẫy, hầu hết các gia đình trong thôn 4 đều sử dụng phân thúc lúa Văn Điển.

Vụ mùa 2014 cửa hàng đại lý ở xã không có đủ phân thúc Văn Điển bán, bà con phải chạy sang xã Đông Kinh ở huyện Đông Hưng để mua. Vụ này tôi đã mua dự trữ hơn 1 tạ phân thúc Văn Điển để chăm bón cho vụ lúa xuân”.

Đối với vùng đất chua mặn ven biển nhiều như xã Thụy Liên thì phân bón chuyên thúc lúa Văn Điển được bà con tin dùng. Đất chua mặn nơi đây bón các loại phân đơn, phân NPK thông thường lúa thường đẻ nhánh chậm, dễ phát triển kém, ngọn không đồng đều, năng suất thấp.

Mấy năm gần đây bà con được tiếp cận với phân chuyên dùng Văn Điển đã mang lại thay đổi cơ bản cho đồng ruộng. Lúa đẻ nhánh khỏe, ít bị bó gốc, bó rễ, dàn lúa phát triển đều, cây lá cứng dầy, ít sâu bệnh; đặc biệt đồng ruộng giảm hẳn rong rêu, vụ nào cũng đạt năng suất lúa cao.

Bà Hoàng Thị Tươi, thôn Trung An, xã Thụy Liên chia sẻ: “Gia đình tôi cấy 14 sào lúa mấy năm qua hoàn toàn dùng phân bón Văn Điển đặc biệt sử dụng phân thúc chỉ bón có một lần vào sau cấy lúa là xong, lúa được bón phân Văn Điển phát triển cân đối, màu lá khác hẳn so với các phân bón khác.

 Đứng xa cũng nhận biết được lá sáng màu, ít sâu bệnh, không phải phun thuốc trừ sâu; đặc biệt là sâu cuốn lá. Vụ nào cũng được mùa nên hầu hết các gia đình đều dùng phân bón Văn Điển”.

Cũng như nhận xét của bà con ở huyện Thái Thụy, người trồng lúa ở huyện Đông Hưng, huyện thâm canh cao nhất tỉnh cũng có những đánh giá về phân bón Văn Điển.

Ông Phạm Đức Tuyến, Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện nhận xét: “Đông Hưng có hơn 12.000 ha lúa với hơn 50.000 hộ nông dân canh tác. 10 năm nay phân bón Văn Điển được sử dụng ở tất cả 44 xã đã mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực.

Phân bón Văn Điển, đặc biệt phân bón thúc cho lúa rất phù hợp với đồng ruộng Đông Hưng. Bón đồng bộ từ phân lót đến phân thúc theo hướng dẫn kỹ thuật, lúa đủ ăn cả vụ tốt đều.

Nhiều vùng đất mỏng màu như ở các xã Mê Linh, An Châu, Đô Lương đến những xã thâm canh như Minh Châu, Đông Sơn, Trọng Quan, Đông La, đặc biệt các xã có nhiều đất chua, trũng như Đông Kinh, Đông Cường, Đông Xá… đều được bà con nông dân mến mộ.

Trước đây chăm bón lúa đẻ nhánh bà con nông dân thường dùng phân đơn nặng về phân đạm, lúa tốt lá yếu cây, mềm gốc, sâu bệnh phát triển nhiều, mùa màng năng suất thấp.

Từ ngày dùng phân bón Văn Điển do chất lượng chứa đầy đủ các yếu tố dinh dưỡng đa lượng, trung lượng, vi lượng nên lúa đẹp tốt bền và cái được hơn cả là ít sâu bệnh ít dùng thuốc BVTV. Bón phân chuyên dùng Văn Điển được lợi kép vừa lợi ích về kinh tế lại lợi ích về môi trường”.

Còn bà Trịnh Thị Lý, thôn Duyên Hà, xã Đông Kinh bộc bạch: “Tôi rất “mê” phân bón Văn Điển nó đã cứu cánh cho 4 sào lúa của gia đình ở cánh đồng Lác. Bón phân Văn Điển được ăn, bón phân khác là lúa xấu. Ở thôn Duyên Hà này ruộng đất chua nhất xã, bà con hoàn toàn dùng phân bón Văn Điển vụ xuân năm nay tôi đã mua dự trữ phân bón thúc để ấm lên là chăm bón ngay”.

Phân chuyên dùng Văn Điển đặc biệt là phân bón thúc lúa được bà con nông dân Thái Bình coi là phân bón “ruột” vì ngoài 3 chất đa lượng NPK cân đối chiếm đến 38% còn có 4 chất dinh dưỡng trung lượng chiếm 22%, trong đó vôi chiếm 8%, ma nhê 5%, silic 7%, lưu huỳnh 2% cùng các chất vi lượng.

Bón phân đa yếu tố NPK Văn Điển 16.5.17 thúc cho lúa đẻ nhánh với lượng bón từ 10 - 12 kg/sào và bón khi cây lúa bắt đầu ra lá mới là đầy đủ dinh dưỡng cây lúa ăn cả vụ mà không phải bón thêm các loại phân bón khác.

Cây lúa phát triển khỏe, sức đề kháng tốt, nhánh đẻ tập trung chủ yếu là nhánh cái để thành bông. Các đối tượng sâu bệnh gây hại như cuốn lá nhỏ, rầy nâu, đạo ôn giảm rất nhiều trên đồng ruộng; đặc biệt khi lúa vào hạt thì dinh dưỡng của lá đòng chuyển nhanh về hạt, bởi vậy hạt lúa căng, vỏ sáng bóng năng suất cao, chất lượng tốt, giảm công chăm bón, chi phí thuốc trừ sâu, tăng hiệu quả kinh tế cho người trồng lúa.

(nguyên GĐ Trung tâm Khảo nghiệm và Khuyến nông Thái Bình)

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Điều trị, làm đẹp cho thú cưng: Đã học rồi còn phải học thêm

Thú cưng đưa vào các phòng khám thú y điều trị được siêu âm, X quang để chẩn đoán bệnh như người nên nhân viên phòng khám phải được đào tạo bài bản.

Đồng Nai hướng tới cơ giới hóa đồng bộ trong trồng trọt

Cơ giới hóa trong trồng trọt ở Đồng Nai đã có nhiều thành tựu nhưng chưa đồng bộ. Tỉnh này đang hướng tới việc cơ giới hóa đồng bộ trong thời gian tới.

Bình luận mới nhất