| Hotline: 0983.970.780

Phân bón tốt, môi trường phải tốt hơn

Thứ Năm 23/03/2017 , 07:10 (GMT+7)

Nhắc đến sản phẩm phân lân nung chảy Văn Điển, từ các tài liệu trong và ngoài nước, tài liệu cũ cũng như mới được công bố đều nhiều lần khẳng định, đây thuộc nhóm phân khoáng thiên nhiên thân thiện với môi trường và người sử dụng.

Không chỉ là doanh nghiệp có những sản phẩm phân bón dạng khoáng thiên nhiên thân thiện và bảo vệ môi trường, trong nhiều năm liên tiếp, Công ty CP Phân lân nung chảy Văn Điển luôn là lá cờ đầu của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam trong việc nghiên cứu, sáng tạo ra nhiều tiến bộ KH-CN vừa giúp tiết giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm và đặc biệt là vô cùng thân thiện với môi trường.
 

Sản phẩm thân thiện môi trường

Nhắc đến sản phẩm phân lân nung chảy Văn Điển, từ các tài liệu trong và ngoài nước, tài liệu cũ cũng như mới được công bố đều nhiều lần khẳng định, đây thuộc nhóm phân khoáng thiên nhiên thân thiện với môi trường và người sử dụng.

12-56-45_nh-1-triet-tieu-tunhon-nuoc-thi-vn-dien
Trạm xử lí tuần hoàn 100% nước thải của Công ty CP Phân lân nung chảy Văn Điển
 

Lí do các nhà khoa học trên thế giới phân loại lân nung chảy là nhóm phân khoáng thiên nhiên thay vì coi là phân hóa học thuần túy bởi trong quá trình chế biến, tuyệt đối không sử dụng đến các phản ứng hóa học hay hóa chất, thay vào đó việc chế biến lân nung chảy sử dụng hoàn toàn các phương pháp vật lí nhiệt.

Theo đó, nguyên liệu đầu vào của lân nung chảy là sản phẩm quặng apatit, secpentin, sa thạch… được nung chảy ở nhiệt độ cao trên 1.000 độ C để phá vỡ các cấu trúc liên kết dạng trơ có sẵn ngoài tự nhiên chuyển sang dạng hữu hiệu cây trồng có thể hấp thụ được, sau đó sản phẩm được làm lạnh đột ngột để các cấu trúc không liên kết được trở lại dạng ban đầu.

Các công đoạn tiếp theo của sản phẩm lân nung chảy Văn Điển chỉ là sấy khô, nghiền hoặc vê viên rồi đóng bao tùy theo nhu cầu sử dụng của nông dân và từng loại cây trồng, không hề có sự can thiệp của hóa chất nên trong quá trình sản xuất lân nung chảy.

Không chỉ thân thiện với môi trường trong quá trình chế biến mà sản phẩm phân lân nung chảy Văn Điển còn thân thiện với môi trường và người nông dân trong quá trình sử dụng.

Lân nung chảy Văn Điển nói riêng và lân nung chảy nói chung có đặc điểm mà hầu hết những loại phân hóa học khác đều không có là không tan trong nước, chỉ tan trong môi trường a xít do dịch rễ cây tiết ra nên cây dụng đến đâu sẽ hòa tan đến đó. Nếu như các loại phân hóa học phổ biến tan rất tốt trong môi trường nước, một mặt ưu điểm giúp cây hấp thụ nhanh, nhưng mặt khác nhược điểm là cũng bị nước mưa rửa trôi, bị bay hơi và kim loại trong đất cố định nên cây chỉ hấp thụ được 1 phần, còn lại thất thoát ra môi trường khiến môi trường bị ô nhiễm.

Trong khi đó, lân nung chảy không tan trong nước (nên không bị rửa trôi, bay hơi), nhưng tan tốt trong môi trường dung dịch a xít do rễ cây tiết ra, nên cây trồng cần đến đâu hút đến đó, giai đoạn phát triển nào cần chất dinh dưỡng gì hút mạnh chất đó nên nếu cây trồng không sử dụng hết vụ này, hoàn toàn có thể lưu lại sử dụng cho vụ sau.
 

Thành tựu đồ sộ về môi trường

Nếu nói Công ty CP Phân lân nung chảy Văn Điển luôn hoàn thành tốt công tác môi trường như thời điểm một thập niên trở lại đây thì hơi quá, thực tế cũng từng có thời gian trong lịch sử doanh nghiệp phải chấp nhận công nghệ lạc hậu, ô nhiễm, nhưng đó là thời điểm của những năm 1960 khi mà đất nước vẫn trong tình trạng vô cùng khó khăn, thiếu thốn mọi mặt.

12-56-45_nh2-nho-uu-viet-ve-moi-truong-ln-vn-dien-xk
Nhờ làm tốt công tác môi trường nên lân Văn Điển xuất khẩu được sang nhiều thị trường khó tính trên thế giới

 

Những danh hiệu giải thưởng Môi trường Xanh 2002, Thương hiệu Xanh 2010, Top Ten Thương hiệu Việt Nam từ năm 2011 - 2014, Thương hiệu Vàng công nghiệp Việt Nam 2015, Doanh nghiệp Tiêu biểu tiên phong đổi mới công nghệ phát triển kinh tế xanh 2016… là minh chứng cho hướng đi đúng đắn, ghi nhận những đóng góp tích cực của một đơn vị luôn đi đầu về xanh hóa trong sản xuất, luôn tìm tòi ứng dụng các giải pháp nhằm giảm thiểu các yếu tố nguy cơ gây hại cho môi trường.

Còn hơn một thập niên trở lại đây, với phương châm “Sản phẩm tốt môi trường phải tốt hơn”, Công ty CP Phân lân nung chảy Văn Điển xứng đáng là lá cờ đầu trong công tác sản xuất đi kèm với bảo vệ môi trường. Quả thực, là đơn vị đóng trên địa bàn Thủ đô, nơi luôn có những yêu cầu vô cùng nghiêm ngặt và khắt khe về môi trường, Công ty CP Phân lân nung chảy Văn Điển luôn coi trọng yếu tố bảo vệ môi trường và coi đây là nhiệm vụ hàng đầu.

Trong hoạt động sản xuất, doanh nghiệp luôn nỗ lực cải tạo hệ thống xử lý khí thải, nước thải, xử lý bụi… tiến tới triệt tiêu hoàn toàn phế thải rắn, lỏng đáp ứng yêu cầu mới của Luật Môi trường; cải thiện cảnh quan Công ty và điều kiện làm việc cho công nhân. Công ty đã hoàn thiện hệ thống xử lý khí thải sau lò, tăng thể tích, lưu lượng nước tưới tháp hấp thụ; dung tích lò đốt CO lên hơn 3 lần và bổ sung thêm dung dịch sữa vôi để hấp thụ và đốt triệt để khí độc tận dụng nhiệt.

Chính vì vậy, chất lượng khí thải luôn đảm bảo yêu cầu theo quy định. Công ty cũng đã nghiên cứu áp dụng thành công giải pháp sử dụng nhiên liệu trấu ép thay cho than antraxit trong công nghệ sấy phân bón, góp phần giảm phát thải khí nhà kính, triệt tiêu xỉ than, giảm ô nhiễm môi trường làm lợi 5 tỷ đồng mỗi năm.

Từ năm 2012 - 2015, Công ty đầu tư gần 10 tỷ đồng lắp đặt thêm 7 hệ thống lọc bụi tay áo, triệt tiêu bụi, làm sạch môi trường cho người lao động giảm nhẹ cường độ lao động cho công nhân và làm lợi trên 1 tỷ đồng/năm.

Bên cạnh đó, đối với xử lý chất thải lỏng, Công ty đã triển khai Đề tài khoa học “Nghiên cứu xử lý tuần hoàn nước thải”, đầu tư hệ thống xử lý nước thải công nghiệp và sinh hoạt đạt tiêu chuẩn môi trường, sau đó tuần hoàn 100% nước thải công nghiệp, nước sinh hoạt và một phần nước mưa.

Dự án này đã được triển khai đưa vào hoạt động từng phần và chính thức hoàn thành đưa vào hoạt động toàn bộ năm 2013, được công nhận là 1 trong 3 công trình được gắn biển công trình chào mừng 45 ngày truyền thống ngành Hóa chất năm 2014. Hệ thống xử lý nước thải triệt tiêu hoàn toàn nước thải thu hồi khoảng 3.500 tấn bán thành phẩm lân và không phải đóng phí môi trường; tiết kiệm khoảng 12 - 13 triệu m3 nước, trên 5 triệu kWh điện và mang lại lợi ích khoảng trên 10 tỷ đồng mỗi năm.

Về xử lý chất thải rắn, trước đây nếu sử dụng quặng cục phải thải bỏ 30 - 35% lượng quặng mịn, gây lãng phí tài nguyên, nay Công ty đã nghiên cứu thực hiện thành công đề tài dùng chất phụ gia đóng bánh quặng vụn, áp dụng các giải pháp công nghệ thu hồi triệt để chất thải rắn, đưa 100% chất thải rắn vào làm nguyên liệu sản xuất phân lân nung chảy vừa đảm bảo giảm đáng kể ô nhiễm môi trường.

Đặc biệt, lân Văn Điển mang tính kiềm cải tạo đất chua Việt Nam (trên 80% đất Việt Nam là chua), với tổng hàm lượng dinh dưỡng đa, trung, vi lượng lên đến 95 - 97% lại không phải là phân hóa học, nên thích hợp cho canh tác nông sản hữu cơ, nông sản sạch, chống lại các diễn biến bất thuận của thời tiết như chống hạn, chống đổ, chống nhiễm mặn, hạn chế sâu bệnh nên không hoặc ít phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Dòng sản phẩm này đã tạo cho phân lân nung chảy có thêm thế mạnh cạnh tranh và mỗi năm làm lợi cho Công ty hơn 3,2 tỷ đồng.

Thực tế cho thấy mục tiêu và phương châm hoạt động gắn sản phẩm với bảo vệ môi trường của phân lân Văn Điển đã đem lại những hiệu quả thiết thực: Sản xuất tăng, khả năng cạnh tranh cao và được nhà nông tin tưởng lựa chọn. Nhiều đoàn thanh kiểm tra môi trường của Hà Nội đã tới Phân lân Văn Điển để thị sát, kiểm tra và đều đánh giá cao thành tích, nỗ lực của Công ty trong công tác bảo vệ môi trường.

 

Xem thêm
Trại cầy vòi mốc lớn nhất miền Bắc thu hàng chục tỷ mỗi năm

Gần 20 năm gắn bó với cầy vòi mốc, anh Phạm Văn Hùng ở huyện Lục Nam, Bắc Giang đang thu được hàng chục tỷ đồng mỗi năm nhờ tâm huyết với loài vật này.

Hơn 200 đơn vị tham gia Triển lãm công nghệ, dịch vụ cho thú cưng

TP.HCM Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng tại Việt Nam - Petfair Vietnam và Livestock Vietnam 2024 được tổ chức tại SECC, quận 7, TP.HCM.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất