| Hotline: 0983.970.780

Phân bón trả chậm cho nông dân

Thứ Ba 21/01/2014 , 10:14 (GMT+7)

Trong thời buổi kinh tế khó khăn hiện nay, nhiều nông dân đã lựa chọn hình thức mua phân bón trả chậm để mở nút thắt khó khăn về vốn đầu tư trong SX nông nghiệp.

Trong thời buổi kinh tế khó khăn hiện nay, nhiều nông dân đã lựa chọn hình thức mua phân bón trả chậm để mở nút thắt khó khăn về vốn đầu tư trong SX nông nghiệp.

Không cần thế chấp tài sản

Từ nhiều năm nay, Hội Nông dân huyện Ba Vì (Hà Nội) đã liên kết với Cty CP Xuất nhập khẩu Hà Anh để bán phân bón trả chậm cho nông dân theo hình thức tín chấp (nông dân chỉ cần đăng ký số lượng phân bón với HND xã. Sau đó, HND xã sẽ dựa vào uy tín của tập thể để mua chịu phân bón của doanh nghiệp trong vòng 6 tháng mới phải trả).

Bà Phan Thị Hải Yến, Chủ tịch HND huyện Ba Vì cho biết, trước đây hoạt động SX nông nghiệp trên địa bàn huyện gặp nhiều khó khăn do vướng ở khâu đầu tư phân bón. Chi phí cho vật tư nông nghiệp cao, nông dân thiếu vốn, do đó họ thường chỉ tận dụng nguồn phân xanh hoặc phân thải từ chăn nuôi của gia đình để bổ sung dưỡng chất cho đất là chủ yếu. Lượng phân vô cơ, hữu cơ bổ sung dinh dưỡng trong những giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây lúa thường không đáp ứng được yêu cầu, dẫn đến năng suất giảm; sâu bệnh phát triển mạnh.

Qua từng năm, trình độ thâm canh của người dân ngày càng tăng. Những cánh đồng gieo cấy lúa dài ngày 2 vụ/năm đã tăng lên 3 vụ (hoặc 2 vụ lúa, 1 vụ màu) nhờ đẩy mạnh đưa giống ngắn ngày vào SX. Hệ số sử dụng đất cao, trong khi lượng phân bón bổ sung thấp, dẫn đến tình trạng bạc màu, nghèo dinh dưỡng.

"Từ năm 2005, chúng tôi đã triển khai chương trình phân bón trả chậm cho nông dân. Nhờ phương thức này, họ được sử dụng sản phẩm bảo đảm chất lượng với giá cả hợp lý vì tránh phải mua qua nhiều kênh trung gian; không phải lo kinh phí đầu tư phân bón khi chưa có điều kiện chi trả. Bên cạnh đó, được mua theo phương thức trả chậm, nông dân không phải lo tiền ngay mà vẫn có phân bón để SX kịp thời vụ", bà Yến chia sẻ.

Hiện tại đã có 18/31 xã ở Ba Vì tham gia chương trình mua phân bón trả chậm của HND huyện. Trung bình mỗi vụ, hội viên HND các xã đăng ký số lượng phân bón khoảng 1.500 tấn. Mặc dù đang là thời điểm làm đất và xuống mạ, nhưng Hội đã nhận được danh sách đăng ký mua phân bón trả chậm với khối lượng hơn 1.000 tấn.

“Tôi có nghe chuyện nhiều đại lý khó thu hồi tiền sau khi bán chịu phân bón cho khách hàng, nhưng về phía Hội, từ nhiều năm nay chúng tôi chưa gặp tình trạng nợ đọng bao giờ. Ví như vụ lúa xuân 2013, phải đến ngày 25/6 chúng tôi mới bắt đầu thu tiền phân bón của nông dân, nhưng đầu tháng 6 các HTX đã trả gọn gàng toàn bộ rồi. Nếu có nợ đọng thì đó chỉ là trường hợp rất hãn hữu”, bà Yến chia sẻ.


Bón phân của Cty Hà Anh cho lúa đạt năng suất cao

Nhiều năm nay, bà Nguyễn Thị Thanh, xã Đồng Thái, huyện Ba Vì cũng được hưởng lợi từ chương trình mua phân bón theo phương thức trả chậm của Cty CP Xuất nhập khẩu Hà Anh. Bà Thanh chia sẻ: “Kinh tế gia đình tôi khó khăn, vì vậy ngoài 6 sào ruộng khoán, tôi còn nhận thêm 6 sào ruộng của anh em để trồng cây vụ đông. Trung bình mỗi vụ, lượng phân bón tiêu tốn lên đến 2,5 tạ, mất hàng triệu đồng.

Trước mỗi mùa vụ SX, tôi rất lo lắng vì phải chi phí một khoản tiền lớn để mua phân bón. Từ năm 2008 đến giờ, được HND xã giới thiệu về chương trình mua phân bón trả chậm, gia đình tôi đăng ký ngay”.

Giá hợp lý, chất lượng đảm bảo

Tại Hà Nội, huyện Mỹ Đức cũng là địa phương triển khai rầm rộ chương trình mua phân bón trả chậm. Bà Lê Thị Sinh, Chủ tịch HND huyện Mỹ Đức, cho biết: Trước đây, Hội phối hợp với Cty Hà Anh để cung ứng phân bón Văn Điển cho bà con theo phương thức trả chậm. Từ vụ lúa xuân 2010, Hội chuyển sang sử dụng phân bón do Cty Hà Anh nhập khẩu.

Ban đầu, HND các xã rất rụt rè khi tiếp cận với một thương hiệu phân bón mới. Nhưng, sau vụ đầu tiên sử dụng, lúa sinh trưởng và phát triển mạnh, giảm sâu bệnh, số hạt trên bông nhiều và tỷ lệ hạt trắc cao nên nông dân rất phấn khởi. Hiện tại đã có 18/22 xã tham gia chương trình, với lượng phân bón trung bình mỗi vụ đạt trên 1.000 tấn.

Để cung ứng phân bón cho nông dân với giá thấp nhất, “mẹo hay” của Hội Nông dân huyện là vận động bà con đăng ký mua sớm (trước thời điểm gieo cấy) vì khi ấy giá phân bón xuống rất thấp. Nếu để vào vụ mới bắt đầu mua thì giá sẽ cao ngất ngưởng. Ví như vụ xuân năm ngoái, HND xã Hùng Tiến đăng mua 100 tấn phân bón trước Tết Nguyên đán, trong đó có loại phân đạm giá chỉ 8.700 đồng/kg nhưng, sau Tết, giá tăng vùn vụt ở mức 12.000 đồng/kg.

Là một xã thuần nông với diện tích đất nông nghiệp toàn xã 446 ha, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, HND xã Hợp Thanh (huyện Mỹ Đức) đã tiên phong tham gia chương trình mua phân bón trả chậm của Cty Hà Anh. Chủ tịch HND xã, ông Nguyễn Văn Vụ chia sẻ: “Ý nghĩa lớn nhất của chương trình là giúp bà con giảm bớt áp lực đầu tư ban đầu trên một đơn vị diện tích để yên tâm SX. Vì đa số nông dân rất bí vốn, nếu SX quy mô lớn sẽ kẹt tiền”.

Mỗi vụ, nông dân đăng ký khoảng 100 tấn phân bón. Điều đặc biệt là sản phẩm do Cty Hà Anh cung ứng có chất lượng rất tốt. Vụ chiêm năm 2012, năng suất lúa của xã Hợp Thanh đạt trung bình 74 tạ/ha, đứng đầu toàn huyện. Để có được thành công đó, không thể không nhắc tới sự lựa chọn sáng suốt của bà con khi sử dụng thương hiệu phân bón chất lượng.

Hơn 4 năm nay, mỗi khi vào đầu vụ SX, gia đình anh Nguyễn Thanh Lâm, thôn Phú Hiến, xã Hợp Thanh không còn phải lo vay mượn tiền mua phân bón để gieo cấy lúa hay làm vụ đông. Bà Lâm cho biết: "Gia đình tôi có 8 sào ruộng khoán. Có những thời điểm khó khăn, không có tiền mua phân bón, vật tư SX nên bị chậm thời vụ. Từ năm 2009, được HND xã đứng ra tín chấp với doanh nghiệp cung ứng phân bón, chúng tôi được mua vật tư theo phương thức trả chậm, giúp gia đình tôi giảm bớt khó khăn, yên tâm sản xuất”.

Cũng theo anh Lâm, từ đầu vụ, bà con đăng ký số lượng, chủng loại phân bón với HND xã. Trước khi vào SX khoảng 1 tuần, Cty sẽ vận chuyển phân bón về cung ứng cho nông dân. Sau khi kết thúc vụ thu hoạch, nông dân mới phải thanh toán.

Xem thêm
Hơn 15 tỷ USD sản phẩm nông nghiệp đã được xuất khẩu

Lũy kế tới 15/4, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nghiệp của Việt Nam đã đạt hơn 15 tỷ USD. Trong đó, có 6 mặt hàng đạt giá trị tỷ USD.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Lợi nhuận quý I/2024 của DAP Vinachem tăng đột biến

Chi phí đầu vào một số nguyên liệu chính giảm, xuất khẩu thuận lợi giúp DAP Vinachem báo lãi đột biến quý I/2024.