| Hotline: 0983.970.780

Phân bón từ biogas

Thứ Ba 29/11/2011 , 10:56 (GMT+7)

Căn cứ đặc tính của từng loại phụ phẩm, người ta thường dùng loại nước thải dạng lỏng để bón thúc, dạng bã phân đặc để bón lót...

Mô hình sử dụng phụ phẩm biogas bón cho lúa ở Đồng Hỷ - Thái Nguyên

Hỏi: Tôi nghe nói có thể sử dụng các phụ phẩm từ hầm biogas làm phân bón cho cây trồng rất tốt nhưng chưa biết cách làm. Xin quí báo hướng dẫn.

(Trần Thị Thanh Mai - xã Thanh Khai, Thanh Chương, Nghệ An)

Trả lời: Kết quả nghiên cứu của dự án “Chương trình khí sinh học cho ngành chăn nuôi Việt Nam” cho thấy, phụ phẩm khí sinh học có 2 dạng: nước thải lỏng, gồm các chất hòa tan, lơ lửng thường xuyên được đẩy ra ngoài với số lượng bằng lượng phân và nước thải nạp vào công trình hàng ngày và bã phân đặc, là phần lắng đọng ở đáy bể biogas được định kỳ lấy ra.

Đây là những phụ phẩm có thể sử dụng làm phân bón cho cây trồng vừa tiết kiệm chi phí, vừa là loại phân bón sạch, an toàn cho hiệu quả kinh tế cao. Cả 2 dạng phụ phẩm đều có thể sử dụng bón trực tiếp cho cây trồng hoặc phối trộn với các loại nguyên liệu hữu cơ khác để chế biến thành các loại phân hữu cơ, hữu cơ vi sinh… giàu dinh dưỡng cung cấp cho cây trồng rất có giá trị.

Căn cứ đặc tính của từng loại phụ phẩm, người ta thường dùng loại nước thải dạng lỏng để bón thúc, dạng bã phân đặc để bón lót. Ngoài ra, cả 2 dạng lỏng và bã đặc có thể được sử dụng như một loại men phối trộn trong quá trình chế biến các loại phân hữu cơ khác. Trong phạm vi bài viết này chúng tôi giới thiệu tóm tắt qui trình sử dụng các phụ phẩm từ hầm biogas để bón cho cây lúa của nhóm nghiên cứu thuộc Dự án chương trình khí sinh học cho ngành chăn nuôi Việt Nam để bạn tham khảo, vận dụng:

(Thông tin chi tiết xin theo dõi trên Báo Nông nghiệp VN số 237 ra ngày 29/11/2011)

Xem thêm
Hơn 300 đại lý tham gia Hội nghị khách hàng Japfa Việt Nam

Ngày 28/3, Hội nghị khách hàng khu vực miền Bắc của Công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam (Japfa Việt Nam) được tổ chức tại Vĩnh Phúc với chủ đề 'Đồng kiến tạo giá trị'.

Giải pháp phòng bệnh dại của thành phố lớn nhất nước

TP.HCM Tập trung tiêm phòng vacxin đại trà cho chó, mèo và tiêm phòng bổ sung thường xuyên theo lứa tuổi, đến nay, TP.HCM là vùng an toàn dịch bệnh động vật đối với bệnh dại.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất