| Hotline: 0983.970.780

Phân bón và môi trường

Thứ Sáu 10/09/2010 , 10:12 (GMT+7)

Phân bón là thức ăn cho cây, là chỉ thị tình trạng sức khỏe của đất. Thế nhưng điều đấy chỉ đúng với một liều lượng nhất định.

* "KHÔNG CÓ CHẤT ĐỘC, CHẤT BỔ, CHỈ CÓ LIỀU LƯỢNG ĐỘC, LIỀU LƯỢNG BỔ"

Phân bón là thức ăn cho cây, là chỉ thị tình trạng sức khỏe của đất. Thế nhưng điều đấy chỉ đúng với một liều lượng nhất định. Theo TS Nguyễn Đăng Nghĩa, Viện KHKT Nông nghiệp Miền Nam, trong khoa học nhìn nhận rằng: Không có chất độc, chất bổ mà chỉ có liều lượng độc, liều lượng bổ. Nguyên lý trên không những đúng với phân bón mà còn đúng với tất cả các mặt trong đời sống hàng ngày của mỗi cá nhân và xã hội.

Phân đạm: N là thành phần cơ bản trong tế bào. Trong phân hóa học đạm nằm ở 2 dạng a môn và sun phát (NH4 và NO3). Khi được bón vào đất, chỉ có khoảng 40-50% được cây sử dụng, còn lại bị thất thoát theo con đường bay hơi, rửa trôi và trực di vào đất. Khi bón lượng đạm cao hơn nhu cầu của cây thì chẳng những có thể làm cho cây bị ngộ độc mà còn tăng lượng thất thoát ra môi trường, xâm nhập vào nước ngầm, tồn dư trong nông sản. Đạm ở dạng nitơrit (NO2) là tác nhân gây nên ung thư ở người. Khi cây hấp thu quá nhiều đạm cũng sẽ làm cho cây sinh trưởng mạnh mẽ, sinh nhiều cành lá, ức chế quá trình phát triển của cây làm cho cây ít hoa, quả, năng suất thấp.

Phân lân: P cũng là thành phần thiết yếu của tế bào. Phân lân được sản xuất từ các quặng phốt phát trong tự nhiên. Trong quặng thường có Cadimi (Cd) một kim loại nặng có hại cho sức khỏe. Trước đây các nhà khoa học Nhật Bản phát hiện ra rằng rất nhiều người Nhật về già mắc chứng còng lưng. Sau nhiều khảo sát họ phát hiện ra chính Cd tồn dư quá nhiều trong nông sản là thủ phạm. Từ đấy họ thắt chặt kiểm soát nguyên tố này trong phân lân, nhờ vậy chứng còng lưng đã được khống chế và giảm dần.

Phân kali: K cũng là thành phần thiết yếu của tế bào. Trong phân hóa học phân kali được sử dụng nhiều ở 2 dạng, KCL và K2SO4. Khi dư thừa, clo sẽ gây hại cho cây trồng và môi trường, SO4 cũng gây hại do sự hoạt động của nguyên tố lưu huỳnh.

Phân hữu cơ: Trong phân hữu cơ có nhiều mùn và hợp chất trung vi lượng khác rất cần thiết, là chỉ số đánh giá sức khỏe của đất. Tuy nhiên phân hữu cơ nếu không được xử lý tốt thì cũng mang theo nhiều mầm bệnh và cỏ dại. Đặc biệt là phân hữu cơ được sản xuất từ rác thải đô thị chưa được phân loại triệt để sẽ có nhiều nguyên tố kim loại nặng rất nguy hiểm. Với phân hữu cơ vi sinh thì việc kiểm soát nguồn vi sinh vật nếu không tốt, không lựa chọn kỹ các giống vsv tốt thì khả năng đột biến cao và biến thành vsv gây hại. Một số nông dân thường chọn mua loại phân hữu cơ có mùi khai (NH3), là một sai lầm, bởi phân hữu cơ đúng kỹ thuật không bao giờ có amoniac, việc trộn thêm phân đạm vào phân hữu cơ (để có mùi khai) là không cần thiết và chúng cũng nhanh chóng bị mất đi.

 PHÂN ĐẠM 46 A+, NPK Agrotain - GÓP PHẦN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Không những nông dân VN mà ở các nước khác đều có hiện tượng bón dư thừa phân đạm, bởi khi bón phân đạm thì cây sẽ xanh tốt nhanh, đẹp hơn. Theo kết quả nhiều cuộc điều tra của Viện Lúa ĐBSCL, trường ĐH Cần Thơ thì việc bón dư phân đạm, bón không cân đối với lân và kali là phổ biến. Điều này không những gây nên năng suất không cao, tăng giá thành mà còn gây ô nhiễm môi trường. Để tăng cường hiệu lực của phân urea, giảm ô nhiễm môi trường, đã có nhiều nghiên cứu và giải pháp kỹ thuật được triển khai trên thế giới như bọc viên phân urea bằng màng làm cho chậm tan, bón phân viên to dúi sâu vào gốc lúa và sử dụng hóa chất.

Năm 1998, một phát minh quan trọng của Mỹ được công bố là họ đã thành công trong việc sản xuất ở quy mô công nghiệp chất Agrotain có tác dụng kìm hãm hoạt động của men ueaza, làm chậm lại quá trình biến đổi sang NH3 và NO2. Agrotain được các nhà khoa học Úc thử nghiệm kỹ càng và cho thấy với hàm lượng < 0,5% thì Agrotain không gây hại gì cho môi trường, sinh thái và sức khỏe con người. Agrotain được công ty phân bón Bình Điền độc quyền nhập khẩu, phân phối và sử dụng làm áo hạt phân urea với hàm lượng từ 0,2 – 0,3% để sản xuất nên phân đạm hạt vàng Đầu Trâu 46A+.

 Ngoài ra còn được sử dụng trong phân NPK Agrotain + TE với hàm lượng Agrotain 0,08%. Cũng như các nước khác, việc sử dụng phân đạm hạt vàng 46A+ và NPK Agrotain đã làm giảm được 25-30% lượng phân cần bón nhưng năng suất vẫn đạt bình thường, điều đó cũng rất có ý nghĩa với việc bảo vệ môi trường.

 BÓN PHÂN THEO “4 ĐÚNG”

Khái niệm “4 đúng” được dùng đầu tiên trong lĩnh vực sử dụng thuốc BVTV và rất nhiều người thắc mắc về khái niệm này có được dùng trong sử dụng phân bón không? Theo TS Chu Văn Hách, Viện Lúa ĐBSCL thì khái niệm “4 đúng” cũng được sử dụng trong phân bón, đó là:

-Bón đúng chủng loại, dạng loại phân bón (ví sụ cũng bón phân đạm nhưng sử dụng đạm urea hay SA, bón kali nhưng sử dụng KCL hoặc K2SO4).

-Bón đúng liều lượng, tỷ lệ: Bón đúng tỷ lệ là tỷ lệ giữa các loại phân, đặc biệt là tỷ lệ giữa 3 loại phân cơ bản: đạm, lân và kali.

-Bón đúng thời kỳ: căn cứ vào từng thời điểm sinh trưởng và phát triển của cây mà sử dụng chủng loại, liều lượng và tỷ lệ thích hợp.

-Bón đúng kỹ thuật.

Bón phân theo nguyên tắc 4 đúng cũng chính là việc cụ thể hóa của đúc kết nông dân Việt Nam “Nhìn trời, nhìn đất, nhìn cây” (nhìn trời – nhìn thời tiết, nhìn đất – đất tốt hay xấu, chua hay kiềm , nhìn cây – nhu cầu thực tế của cây trong từng giai đoạn cụ thể). Một nguyên tắc khác chưa được chú ý là đảm bảo thời gian cách ly, nhất là đối với các rau ăn lá. Thời gian cách ly tối thiểu với phân bón là 7-10 ngày, tính từ thời điểm bón phân cuối cùng đến thu hoạch. Thời gian cách ly này cũng phải được áp dụng cả với phân bón lá.

Nhắn bạn: 01239581462 – giải nhất (2 bao phân NPK Agrotain + TE); 01239713237 và 01239713241 (giải khuyến khích 1 bao phân đạm hạt vàng 46 A+) liên hệ BTC nhận thưởng.

Xem thêm
Thả 4,7 triệu con tôm giống ra biển Gành Hào

Bạc Liêu Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện Lễ hội Nghinh Ông huyện Đông Hải lần thứ XXI năm 2024.

Bộ đội Biên phòng vận động chủ tàu đánh số tạm thời với tàu cá '3 không'

Bà Rịa - Vũng Tàu Trong ngày 9 và 10/4, Đồn Biên phòng Bình Châu đã tổ chức tuyên truyền về phòng, chống khai thác IUU cho các ngư dân trên địa bàn.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm