| Hotline: 0983.970.780

Phân bón Văn Điển cho đồng dộc chua

Thứ Năm 19/01/2017 , 07:10 (GMT+7)

Theo khảo sát, đánh giá của các nhà khoa học, phần lớn diện tích đất trồng lúa tại miền Bắc nước ta là đất dộc chua, độ pH không thích hợp cho cây lúa phát triển tốt nhất. Tuy nhiên, hạn chế này sẽ được khắc phục...

12-54-20_dsc_0238
Phân bón Văn Điển rất phù hợp cho những vùng đất dốc chua, lầy thụt
 

Theo khảo sát, đánh giá của các nhà khoa học, phần lớn diện tích đất trồng lúa tại miền Bắc nước ta là đất dộc chua, độ pH không thích hợp cho cây lúa phát triển tốt nhất. Tuy nhiên, hạn chế này sẽ được khắc phục một cách đơn giản nếu bà con thường xuyên sử dụng các sản phẩm phân bón có tính kiềm như phân bón Văn Điển.
 

Chua từ đồng bằng sông Hồng

Bình Dân là một xã thuần nông thuộc vùng ĐBSH của huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương có nhiều diện tích đất dộc chua, đất bạc màu nên năng suất lúa không cao.

Nhằm tạo điều kiện cho nông dân trên địa bàn tỉnh Hải Dương có thể lựa chọn thêm một số loại phân bón chuyên dụng cho lúa trên các chân đất dộc chua, đất chua, trũng, lầy thụt để tăng năng suất, giảm độ chua, cải tạo độ phì nhiêu cho đất, vụ mùa 2016 Cty CP Phân lân nung chảy Văn Điển phối hợp với Cty TNHH Phát triển đầu tư Hoàng Anh và Hội Nông dân xã Bình Dân triển khai xây dựng mô hình “Sử dụng phân bón Văn Điển cho lúa trên đất chua” tại những địa điểm thuộc chân đất chua, độ pH = 4 - 5.

Kết quả so sánh, đánh giá mô hình sử dụng phân bón Văn Điển theo quy trình khép kín kết hợp với phương pháp bón phân theo tập quán tại địa phương cho thấy, bón NPK Văn Điển giúp cây lúa khoẻ và đẻ nhánh tập trung hơn. Ruộng bón NPK Văn Điển có phần phát triển chậm so với ô đối chứng vào giai đoạn đầu, nhưng sau đó sinh trưởng phát triển đều trong suốt các giai đoạn và lá lúa có màu xanh bền hơn so với đối chứng.

Ruộng bón NPK Văn điển giúp cây lúa đẻ khoẻ, tập trung, có số nhánh hữu hiệu cao hơn ô đối chứng. Màu sắc lá đòng xanh vàng nhạt, thẳng, bộ lá cứng cáp hơn hẳn ô đối chứng. Do đẻ nhánh tập trung, trỗ sớm hơn nên lúa được bón NPK Văn Điển rút ngắn thời gian sinh trưởng từ 2 - 3 ngày.

Đặc biệt, qua theo dõi các mô hình cho thấy, các công thức sử dụng phân bón Văn Điển cây lúa cứng cây hơn nên khả năng chống đổ ngã tốt hơn; trong khi ô đối chứng lá lúa mềm hơn, lá xanh đậm hơn.

Trong mô hình đều nhiễm các đối tượng sâu bệnh chính là sâu đục thân và rầy nâu. Tuy nhiên tại mỗi mô hình số lần phun thuốc của công thức bón phân Văn Điển đều giảm hơn so với công thức bón phân của ô đối chứng.

Tổng kết lại ở tất cả các điểm trình diễn khi gieo cấy cùng giống, cùng mật độ thì sử dụng phân bón Văn Điển cho số bông/m2, số hạt/bông, số hạt chắc/bông đều cao hơn so với bón phân theo tập quán; năng suất trong mô hình tăng hơn so với đối chứng là 2,5 tạ/ha.

Qua đó chứng minh công thức bón phân Văn Điển giúp giảm chi phí đầu tư (giảm 118.204 đồng/sào), giảm công lao động so với phương pháp bón phân của ô đối chứng trên cùng nền đất chua, ngoài ra còn cho năng suất cao hơn vì vậy hiệu quả kinh tế đạt cao, lãi cao hơn so với đối chứng 5.019.351 đồng/ha .

Từ kết quả mô hình “Sử dụng phân bón Văn Điển cho lúa trên đất chua” đạt được, Hội Nông dân xã Bình Dân đề nghị các cấp ngành địa phương quan tâm xây dựng áp dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao chất lượng lúa gạo, mang lại hiệu quả kinh tế cho người sản xuất, góp phần bổ sung thêm một số loại phân bón chuyên dụng cho lúa; đặc biệt sử dụng tốt trên các chân đất chua, là chân đất vốn rất phổ biến trên các cánh đồng của tỉnh Hải Dương.

12-54-20_dsc_0127
 

Hội Nông dân xã cũng đề nghị UBND huyện Kim Thành tiếp tục quan tâm, ban hành các văn bản chỉ đạo để huy động cả hệ thống chính trị của huyện chủ động, tích cực triển khai nhân rộng mô hình "Sử dụng phân bón Văn Điển cho lúa trên đất chua" vào sản xuất. Có kế hoạch cải tạo các vùng đất chua, đất phèn, đất thoái hóa, bạc màu, bảo vệ đất nông nghiệp nói chung và đất trồng lúa nói riêng nhằm phát triển nông nghiệp của địa phương một cách bền vững.

Đồng thời, góp phần nâng cao trình độ kỹ thuật thâm canh giúp tăng năng suất, sản lượng lúa, tăng giá trị, hiệu quả trên một đơn vị diện tích, khử chua cho đất, bảo vệ đất và tăng độ phì nhiêu cho đất; phù hợp với định hướng phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững mà ngành nông nghiệp đã đề ra.
 

Đến trung du miền núi

Phú Thọ là tỉnh trung du có diện tích trồng lúa hàng năm là 70.000ha. Tuy nhiên nhiều diện tích đất dộc chua, đất bạc màu năng suất lúa không cao.

Nhằm tạo điều kiện cho nông dân trên địa bàn tỉnh Phú Thọ có thể lựa chọn thêm một số loại phân bón chuyên dụng cho lúa trên các chân đất dộc chua, đất chua, trũng và lầy thụt vừa giúp tăng năng suất lúa, vừa giảm độ chua, cải tạo và tăng độ phì nhiêu cho đất, vụ xuân 2016, Trung tâm Khuyến nông Phú Thọ phối hợp với Cty CP Phân lân nung chảy Văn Điển và Trạm Khuyến nông các huyện Tân Sơn, Cẩm Khê và Phù Ninh triển khai xây dựng mô hình Sử dụng phân bón Văn Điển cho lúa trên đất dộc chua tại các xã trên địa bàn.

Để mô hình khách quan nhất, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Phú Thọ phối hợp với Trạm Khuyến nông các huyện Cẩm Khê, Tân Sơn và Phù Ninh lựa chọn địa điểm triển khai mô hình đảm bảo các yêu cầu: Chân đất chua, dộc chua, đất có pH = 4 - 5, liền vùng, liền thửa.

Kết quả mô hình thực nghiệm cho thấy, trong điều kiện thời tiết vụ xuân 2016, ở công thức bón phân Văn Điển các chỉ tiêu về sinh trưởng, phát triển: Lúa đẻ nhánh sớm hơn, số dảnh/khóm nhiều hơn, số dảnh hữu hiệu cao hơn và thời gian sinh trưởng được rút ngắn từ 2 - 3 ngày so với công thức bón phân theo tập quán.

Cũng như tại Hải Dương, các công thức sử dụng phân bón Văn Điển tại Phú Thọ cây lúa cứng cây hơn, lá có mầu xanh gừng còn công thức sử dụng phân bón theo tập quán cây lúa mềm hơn, lá xanh đậm hơn. Số lần phun thuốc của công thức bón phân Văn Điển đều giảm so với công thức bón phân theo tập quán.

Theo kết quả theo dõi ở tất cả các điểm trình diễn khi gieo cấy cùng giống, cùng mật độ thì sử dụng phân bón Văn Điển cho năng suất hơn so với đối chứng từ 10,5 - 11,4%.

+ Theo Trung tâm Khuyến nông tỉnh Phú Thọ, mô hình sử dụng phân bón Văn Điển cho lúa trên đất dộc chua áp dụng đồng bộ các TBKT vào sản xuất đã tạo sự đồng đều về năng suất giữa các hộ tham gia mô hình, nâng cao chất lượng lúa gạo mang lại hiệu quả kinh tế cho người sản xuất, góp phần bổ sung thêm một số loại phân bón chuyên dụng cho lúa, đặc biệt sử dụng tốt trên các chân đất chua, dộc chua là chân đất vốn rất phổ biến trên các cánh đồng của tỉnh.

+ Tại xã Thạch Kiệt (Tân Sơn, Phú Thọ) gieo cấy cùng một giống lúa, sử dụng phân bón khác nhau thì công thức bón phân Văn Điển giúp giảm chi phí đầu tư (giảm 110.750 đồng/sào), giảm công lao động so với phương pháp bón phân theo tập quán, ngoài ra còn cho năng suất cao hơn, vì vậy hiệu quả kinh tế đạt hơn so với đối chứng 7.845.600 đồng/ha. Tại điểm Tình Cương (Cẩm Khê) lãi cao hơn là 9.389.700 đồng/ha và tại điểm Vĩnh Phú (Phù Ninh) là 7.123.000 đồng/ha.

 

Xem thêm
Giá heo nhích kích thích người nuôi tái đàn

Sau thời gian dài duy trì ở mức thấp, từ đầu năm 2024 đến nay, giá heo ở Bình Định không ngừng tăng, hiện ở mức 51.000đ/kg, người chăn nuôi hồ hởi tái đàn…

Quảng Ninh có vùng an toàn dịch bệnh cúm gia cầm đầu tiên

Tháng 1/2024, xã Quảng Tân, huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh được Sở NN-PTNT cấp giấy chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh đối với bệnh cúm gia cầm.

Mỗi hộ trồng hàng trăm ha mía vẫn khỏe re

GIA LAI Những năm gần đây, cây mía đã cho nông dân vùng Đông Gia Lai có cuộc sống đủ đầy nhờ tiền vào rủng rỉnh. Cây mía đã khẳng định vị thế trên vùng đất này.