| Hotline: 0983.970.780

Phân bón Văn Điển đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho cây cà phê

Thứ Năm 20/03/2014 , 13:06 (GMT+7)

Cây cà phê được bón phân đa yếu tố NPK Văn Điển khỏe, lá xanh, sáng, bóng, lá dầy, thân vỏ nhẵn, chống chịu sâu bệnh tốt...

Phân lân nung chảy Văn Điển là loại phân đa chất, chất dinh dưỡng chính là lân dễ tiêu (P2O5) chiếm 16%, chất canxi khoảng 28-34%, chất ma giê từ 15-18%, chất lưu huỳnh từ 2-4%, các chất vi lượng kẽm, bo, man gan, mô líp đen, cô ban, đồng từ 0,1 – 0,4%... Tất cả các chất dinh dưỡng trong lân nung chảy Văn Điển ở dạng vô định hình có tính kiềm (pH 8-8,5) không tan trong nước, tan tốt trong dịch chua của rễ cây, khi bón vào đất đỏ bazan Tây Nguyên tuy xốp nhưng không bị rửa trôi như các loại phân lân supe khác.

Nếu cây sử dụng chưa hết thì lân Văn Điển vẫn còn nằm lại trong đất để sử dụng cho vụ sau. Bón phân lân Văn Điển cung cấp cùng một lúc 11 yếu tố dinh dưỡng cho cây cà phê gồm chất đa lượng là lân, 4 chất trung lượng can xi, ma giê, lưu huỳnh, silic và 6 chất vi lượng kẽm, bo, man gan, mô líp đen, đồng, sắt. Những yếu tố dinh dưỡng này trong đất Tây Nguyên rất thiếu hụt và cây cà phê lại rất cần cho sinh trưởng phát triển.

Để giúp bà con nông dân sử dụng phân bón có chất lượng, cân đối các yếu tố dinh dưỡng phục vụ cho thâm canh cây cà phê đạt hiệu quả kinh tế cao, công ty phân bón Văn Điển đã phối hợp với các nhà nông học đưa ra thị trường các loại phân bón đa yếu tố NPK chuyên dùng cho cây cà phê ở Tây Nguyên có hàm lượng dinh dưỡng từ 60-76% bao gồm đa lượng, trung lượng và vi lượng.

* NPK 10.12.5 (N = 10%; P = 12%; K = 5%; S = 4%; MgO = 10%; SiO2 = 15%; CaO = 20%; và các chất vi lượng: Zn, B, Co, Fe, Cu...) tổng dinh dưỡng 76%.

* NPK 12.8.12 (N = 12%; P = 8%; K = 12%; S = 3%; MgO = 8%; SiO2 = 13%; CaO = 15%; và các chất vi lượng: Zn, B, Co, Fe, Cu...) tổng dinh dưỡng 72%.

* NPK 16.6.16 (N = 16%; P = 6%; K = 16%; S = 2%; MgO = 5%; SiO2 = 7%; CaO = 8%; và các chất vi lượng: Zn, B, Co, Fe, Cu...) tổng dinh dưỡng 60%.

* NPK 16.16.8 (N = 16%; P = 16%; K = 8%; MgO = 8%; SiO2 = 13%; CaO = 15%; và các chất vi lượng: Zn, B, Co, Fe, Cu...) tổng dinh dưỡng 76%.

* Cách sử dụng cho cây cà phê:

- Cà phê trồng mới: Phân lân Văn Điển thông thường được bón lót khi trồng mới từ 500-600kg/ha cùng với 10-15 tấn phân chuồng. Sau khi trồng bón 300-400kg/ha NPK 10.12.5 chia làm 2 lần bón, năm thứ 2 và năm thứ 3 mỗi năm bón từ 500-600kg/ha NPK 10.12.5 chia làm 3 lần bón trong năm.

- Cà phê kinh doanh:

Thời kỳ bón

Loại phân và liều lượng bón kg/gốc

Cách bón

Đợt 1

Tháng 1-2

+ 1kg lân Văn Điển/gốc

+ 0,4-0,6kg/gốc

          NPK16.16.8

Xới lật đất theo hình vành khăn quanh tán lá rộng 15-20cm, sâu 5-10cm cách gốc 50-60cm, rải đều phân rồi lấp đất kín phân.

Hoặc bón rải phân theo mép tán lá, xới trộn đều với lớp đất mặt, cào lá cành cà phê, tủ lại để giữ ẩm và hạn chế mất đạm do bay hơi.

Nếu đất dốc thì bón phân vào hố giữ màu rồi phủ đất, cỏ lá mục lên trên.

Đợt 2

Tháng 3-4

+ 0,5-0,7kg/gốc

          NPK 12.8.12

Đợt 3

Tháng 6

+ 0,6- 0,8kg/gốc

         NPK 12.8.12

Đợt 4

Tháng 8-9

+ 0,7- 0,9kg/gốc

          NPK 16.6.16

Lưu ý: Cây cà phê được bón phân đa yếu tố NPK Văn Điển được cung cấp đồng thời đầy đủ cân đối 13 chất dinh dưỡng đa lượng: đạm, lân, kaly. Các chất trung lượng là: Can xi, ma giê, lưu huỳnh, silic. Các chất vi lượng là: kẽm, bo, coban, sắt, đồng… Cà phê khỏe, lá xanh, sáng, bóng, lá dầy, thân vỏ nhẵn, chống chịu sâu bệnh tốt, giảm chi phí thuốc bảo vệ thực vật, cà phê ra hoa đậu trái cao, chùm quả dày, quả đồng đều chín tập trung, năng suất cao, chất lượng tốt. Sử dụng phân bón Văn Điển theo hướng dẫn bà con nông dân không phải bón thêm bất cứ loại phân bón nào khác nữa.

Xem thêm
Trại cầy vòi mốc lớn nhất miền Bắc thu hàng chục tỷ mỗi năm

Gần 20 năm gắn bó với cầy vòi mốc, anh Phạm Văn Hùng ở huyện Lục Nam, Bắc Giang đang thu được hàng chục tỷ đồng mỗi năm nhờ tâm huyết với loài vật này.

Hơn 200 đơn vị tham gia Triển lãm công nghệ, dịch vụ cho thú cưng

TP.HCM Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng tại Việt Nam - Petfair Vietnam và Livestock Vietnam 2024 được tổ chức tại SECC, quận 7, TP.HCM.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất