| Hotline: 0983.970.780

Phân bón Văn Điển - Niềm tin của nông dân các tỉnh đồng bằng sông Hồng

Thứ Năm 27/02/2014 , 10:16 (GMT+7)

Các tỉnh ĐBSH đất đai tương đối màu mỡ, trình độ thâm canh cao, hàng năm tiêu thụ lượng phân bón rất lớn.

Các tỉnh ĐBSH đất đai tương đối màu mỡ, trình độ thâm canh cao, hàng năm tiêu thụ lượng phân bón rất lớn.

Vụ xuân năng suất lúa cao, nhiệt độ thấp, ánh sáng ít và lượng mưa thấp nên cần phải đầu tư số lượng phân bón trên một đơn vị diện tích nhiều hơn vụ mùa. Để tăng khả năng chống rét, hạn chế bệnh nghẹt rễ lúa cần phải bón lót phân lân hoặc phân đa yếu tố NPK lót. Tuy nhiên, trong sản xuất đại trà hiện nay, theo các nhà khoa học, “do bón sai vị trí, thời gian và cách bón nên hiệu suất sử dụng phân bón rất thấp, chỉ đạt 55 - 65%”.

Việc chuyển từ bón phân đơn đạm, lân, kali riêng rẽ sang sử dụng phân đa yếu tố NPK giúp cho việc bón phân cân đối cũng đã khắc phục một phần tồn tại trên và đạt hiệu quả bón phân cao hơn do đa yếu tố NPK ngoài đạm, lân, kali còn có nhiều chất trung và vi lượng rất cần thiết cho cây. Ví dụ nhiều nơi đã sử dụng phân đa yếu tố NPK Văn Điển bón cho lúa, loại NPK: 6-11-2 hoặc 5-10-3 bón lót và loại NPK: 16-5-17 bón thúc rất tốt.


Phân bón Văn Điển từ lâu đã là người bạn thân thuộc của nông dân ĐBSH

Do trình độ thâm canh cao nên nông dân các tỉnh ĐBSH cũng rất kén phân bón. Bà Nguyễn Thị Thoa - Trưởng phòng Trồng trọt Sở NN-PTNT Hà Nội cho biết: “Hà Nội sử dụng nhiều nhất là sản phẩm phân bón của Công ty CP Phân lân nung chảy Văn Điển vì phân lân Văn Điển chậm tan, cây hấp thụ được từ khi mới gieo đến khi thu hoạch nên hạn chế bị rửa trôi. Thành phần trong phân ngoài lân còn có nhiều chất trung và vi lượng rất cần thiết cho cây trồng. Ngoài ra có tỷ lệ Ca (vôi) cao đến 20% còn có tác dụng cải tạo đất chua”.

Cũng như Hà Nội, các tỉnh Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam… phân lân nung chảy Văn Điển từ 5 - 7 năm trước vừa là món ăn chủ yếu cho cây trồng lại vừa có tác dụng cải tạo đất cho ruộng đồng màu mỡ thêm. Năm xưa, những cánh đồng “chiêm khê, mùa thối” một năm chỉ có hai vụ lúa bấp bênh, lội xuống vàng móng chân, lúa hay bị bệnh nghẹt rễ, lúc thu hoạch “chó chạy hở đuôi” hiện nay đã trở thành “bờ xôi ruộng mật” thâm canh một năm 3 - 4 vụ nào lúa - rau - mùa chính là nhờ thành công của quá trình cải tạo đất, trong đó có một phần đóng góp của phân lân Văn Điển.

Hà Nam là điển hình của vùng đồng chiêm trũng đất chua, lầy thụt nay thâm canh 2 - 3 vụ. Ông Lại Văn Hiếu - Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Hà Nam tâm sự: “Trước kia bón phân lân Văn Điển nay bón NPK Văn Điển cho lúa đã thành thói quen, mấy vụ gần đây dùng NPK Văn Điển bón cho các cây trồng như ngô, rau, cây ăn quả cũng rất tốt. Đặc biệt là cây đậu tương vụ đông thời kỳ cây con gặp mưa úng bón NPK Văn Điển cây chóng hồi phục, cây phát triển khỏe mạnh, hạn chế bệnh lở cổ rễ, tỷ lệ quả chắc nhiều, năng suất tăng. Hà Nam mấy năm gần đây diện tích lúa gieo sạ tăng nhanh, năm 2013 diện tích lúa gieo sạ trên 13 ngàn ha. Gieo sạ lúa được tỉnh quan tâm trở thành dự án, phấn đấu đến năm 2015 diện tích lúa gieo sạ chiếm trên 50% tổng diện tích lúa. Các diện tích lúa gieo sạ đa số được bón phân NPK Văn Điển hiệu quả cao hơn hẳn so với đối chứng”.

Bà Đoàn Thị Kim Tứ - Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Thái Bình, người sâu sát, gắn bó nhiều năm với nông nghiệp của tỉnh vựa lúa chia sẻ, trước chỉ bón phân lân đơn nay đã chuyển giao thế hệ sang phân đa yếu tố NPK vì phân NPK tiên tiến hơn. Cũng như con người thời khó khăn bữa ăn chỉ biết có cơm - thịt - rau, nay kinh tế khá giả bữa ăn phải có thêm nhiều món khác nữa. Phân đa yếu tố NPK là một tiến bộ kỹ thuật, đáp ứng yêu cầu thâm canh cây trồng trong thời kỳ mới. Phân đa yếu tố NPK Văn Điển khác các loại phân đa yếu tố NPK khác vì NPK Văn Điển có lân Văn Điển nên mang tính chất kiềm không làm cho đất chua và ngoài đạm, lân, kali còn có nhiều chất dinh dưỡng khác.

Từ đóng góp của phân lân Văn Điển trong bề dày truyền thống của việc thâm canh cây trồng đối với nông dân cả nước, trong đó có nông dân các tỉnh ĐBSH nên đã có câu ca:

“Quặng nung ở nhiệt độ cao

Dùng lân Văn Điển có nhiều cái hay

Bón xuống phân không tan ngay

Tan dần để giúp rễ cây hút vào

Phân còn dành để vụ sau

Tốt bền, năng suất, bệnh sâu giảm nhiều

Có vôi tỷ lệ khá cao

Khử chua bồi bổ đất màu mỡ lên

Bội thu, sinh thái vững bền

Phân bón Văn Điển niềm tin mọi nhà”.

(*): Tác giả là Nguyên PGĐ Trung tâm Khuyến nông Hà Nội

Xem thêm
Hơn 300 đại lý tham gia Hội nghị khách hàng Japfa Việt Nam

Ngày 28/3, Hội nghị khách hàng khu vực miền Bắc của Công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam (Japfa Việt Nam) được tổ chức tại Vĩnh Phúc với chủ đề 'Đồng kiến tạo giá trị'.

Giải pháp phòng bệnh dại của thành phố lớn nhất nước

TP.HCM Tập trung tiêm phòng vacxin đại trà cho chó, mèo và tiêm phòng bổ sung thường xuyên theo lứa tuổi, đến nay, TP.HCM là vùng an toàn dịch bệnh động vật đối với bệnh dại.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất