| Hotline: 0983.970.780

Phân bón Văn Điển phù hợp đất dộc chua Phú Thọ

Thứ Năm 27/10/2016 , 06:50 (GMT+7)

Đất lúa ở Phú Thọ có đến 70% là đất chua, dộc chua, bạc màu, nghèo dinh dưỡng, địa hình không bằng phẳng, bị chia cắt, nước tưới khó khăn, độ pH từ 4 - 4,5. 

08-24-40_dsc_0101
Phân bón Văn Điển góp phần tăng năng suất lúa ở Phú Thọ
 

Do nhận thức còn hạn chế và làm theo tập quán canh tác cũ nên đa số nông dân vẫn bón loại phân có tính chất chua như phân lân… làm cho đất ngày càng chua.
 

Đất chua gây hại thế nào?

Đất chua làm môi trường của các vi sinh vật có ích trong đất hoạt động khó khăn, cây trồng khó hấp thu các chất dinh dưỡng. Hơn nữa, đất chua còn khiến các chất độc hại như sắt, nhôm di động nhiều gây ra bệnh nghẹt rễ lúa.

Đất dốc, địa hình không bằng phẳng nước chảy tràn lan, bón loại phân lân tan nhanh khi bón gặp nước sau 48 giờ phân tan hết sẽ bị rửa trôi nhiều, nhất là khi gặp mưa.

Vụ xuân 2016 diện tích gieo, cấy lúa của tỉnh Phú Thọ 38.000ha, năng suất đạt 54 tạ/ha, với cơ cấu các giống lúa chủ lực Khang dân 18, Nhị ưu 838, Thiên ưu 8, Bắc thơm 7…

Mỗi vụ lúa, kể cả vụ xuân vừa rồi, nông dân đầu tư 1 sào: Bón lót 20kg NPK: 5-10-3 thường, bón thúc đạm urê 6 - 7kg, 3 - 4kg kali, phun thuốc BVTV 2 - 3 đợt. Như vậy, đầu tư nhiều nhưng do bón loại phân không phù hợp, mất cân đối dinh dưỡng nên sâu bệnh phát triển nhiều, nhất là bệnh bạc lá gây hại nặng trên các giống lúa chất lượng làm hạn chế năng suất .

Mặt khác, một điều nghiêm trọng hơn là cứ tiếp tục làm theo tập quán như vậy đất ngày càng thoái hóa, độ chua tăng, chai cứng, các chất độc hại tích tụ trong đất ngày càng nhiều, tình trạng thiếu các chất vi lượng ngày càng trầm trọng. Với những lý do trên, không những gây hại cho đất mà còn ô nhiễm đất, nước, không khí sản xuất nông nghiệp thiếu bền vững.
 

Sử dụng đúng phân bón

Do nhận thức được những bất cập trên, vụ xuân 2016. Trung tâm Khuyến nông tỉnh Phú Thọ phối hợp với Cty CP Phân lân nung chảy Văn Điển làm thực nghiệm mô hình: Sử dụng phân bón Văn Điển trên đất dộc chua. Mô hình nhằm so sánh, đánh giá hiệu quả của phân bón Văn Điển với phương pháp bón phân theo tập quán của địa phương.

08-24-40_dsc_0250
 

Việc làm trên được thực hiện ở 3 huyện khác nhau trên đất dộc chua, đất chua trũng và lầy thụt đại diện cho đất lúa điển hình của Phú Thọ. Huyện Cẩm Khê tại xã Tình Cương, huyện Tân Sơn tại xã Thạch Kiệt, huyện Phù Ninh tại xã Vĩnh Phú. Mỗi nơi, diện tích 1ha, 30 hộ tham gia, trên 3 giống lúa khác nhau thường cấy ở địa phương là Thiên ưu 8, NDA 4, TBJ 3.

Phương pháp thực nghiệm: Sử dụng phân bón Văn Điển theo quy trình khép kín so sánh với phương pháp bón phân theo tập quán; với các chỉ tiêu khả năng sinh trưởng, phát triển, khả năng chống chịu ngoại cảnh, chống chịu sâu bệnh, các yếu tố cấu thành năng suất và hiệu quả kinh tế.

Mỗi nơi, diện tích 1ha, 1 nửa (gọi là ô thực nghiệm) bón phân NPK Văn Điển chuyên dụng cho lúa: Bón 1 sào phân chuồng 300kg, NPK Văn Điển 5-10-3: 25kg, NPK Văn Điển 12-5-10: 12,5kg. Một nửa diện tích kia (gọi là ô đối chứng bón theo tập quán): 1 sào bón phân chuồng 300kg, NPK super lân 5-10-3, 15kg, đạm urê 6kg, kaliclorua 4kg.

Cách bón ô thực nghiệm (phân NPK Văn Điển) bón lót phân chuồng + NPK Văn Điển 5-10-3: 25kg. Thúc đẻ nhánh: NPK Văn Điển: 12-5-10, 12,5kg. Ô đối chứng bón lót phân chuồng + NPK super lân 5-10-3, 15kg +1kg đạm urê. Bón thúc đẻ nhánh: 4kg đạm urê + 1kg kali. Bón đón đòng: 1kg đạm urê + 3kg kali.

Về khả năng sinh trưởng phát triển: Các ô bón phân Văn Điển lúa đều tốt hơn ô bón phân theo tập quán: Lúa chóng bén chân, đẻ nhánh sớm, đẻ nhiều (ở xã Tình Cương, huyện Cẩm Khê gieo sạ, ô thực nghiệm tổng số dảnh 3,2; ô đối chứng 2,8); đẻ tập trung. So với ô đối chứng, ô bón phân Văn Điển lúa cây cứng, thời kỳ đẻ nhánh lá dày, màu xanh sáng, lúc chuẩn bị thu hoạch các ô bón phân Văn Điển đều không bị đổ; bộ lá bền vàng lá gừng.

Do thu cao hơn, chi phí giảm nên lãi trên 1 đơn vị diện tích các ô bón phân Văn Điển đều cao hơn so với ô bón phân theo tập quán: Thạch Kiệt: 7.845.600đ/ha (290.000đ/sào), Cẩm Khê: 9.389.700đ/ha (374.009đ/sào), Vĩnh Phú: 7.123.000đ (263.000đ/sào). Tính chung 3 điểm thực nghiệm ô bón phân Văn Điển so với ô bón phân theo tập quán trên diện tích 1 sào: Năng suất tăng 25kg, lãi cao hơn 300.000đ.

Ô bón phân theo tập quán thời kỳ đẻ nhánh cây mềm yếu hơn, lá xanh mềm có biểu hiện thừa đạm, lúc chuẩn bị thu hoạch có 1 số diện tích bị đổ non, lá tàn sớm, nhiễm bệnh bạc lá. Thời gian sinh trưởng ô bón phân Văn Điển rút ngắn hơn từ 2 - 3 ngày.

Ô bón phân Văn Điển các loại sâu bệnh như bọ rầy, đạo ôn, khô vằn, bạc lá tỷ lệ bị nhiễm đều thấp hơn, số lần phun thuốc giảm từ 1 - 2 lần (cả 3 điểm thực nghiệm ở Thạch Kiệt, Tình Cương, Vĩnh Phú các ô bón phân theo tập quán đều phải phun thuốc BVTV 3 lần, ô bón phân Văn Điển chỉ phải phun 1 - 2 lần).

Về các chỉ tiêu cấu thành năng suất: Do có số bông/khóm của các ô bón phân Văn Điển đều cao hơn nên số bông/m2 ô bón phân Văn Điển cũng cao hơn so với ô bón phân theo tập quán (Thạch Kiệt 227,5/182 bông; Tình Cương 223 bông/218 bông; Vĩnh Phú 304 bông/294 bông). Tổng số hạt chắc/bông ô bón phân Văn Điển đều cao hơn ô bón phân theo tập quán (Thạch Kiệt: 208/202, Tĩnh Cương 192/181; Vĩnh Phú: 106/102).

Tỷ lệ hạt lép, ô bón phân Văn Điển đều thấp hơn (Thạch Kiệt 16/16,2%; Tình Cương 18,3/20,2 %; Vĩnh Phú 14/14,6%). Năng suất trên 1ha các ô bón phân Văn Điển đều cao hơn: Thạch Kiệt 61,1 tạ/54,7 tạ; Tình Cương: 62,5/55; Vĩnh Phú: 61,1/58,3 và năng suất tăng lần lượt theo tỷ lệ % là 11,2%, 11,4%, 10,5%.

Về hạch toán kinh tế: Do năng suất cao nên tổng thu 3 điểm đều tăng so với ô bón phân theo tập quán (đơn vị tính 1 sào): Thạch Kiệt: 1.540.000đ/1.379.000đ, Tình Cương: 1.575.000đ/1.379.000đ, Vĩnh Phú: 1.540.000đ/1.379.000đ. Chi phí ô bón phân Văn Điển ở 3 điểm đều giảm, chủ yếu là giảm công phun và thuốc BVTV.

Ông Nguyễn Văn Hưởng, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Phú Thọ cho biết: “Qua kết quả ở 3 điểm cũng như qua sản xuất đại trà ở một số địa phương, bón phân Văn Điển chuyên dụng cho lúa có hiệu quả hơn so với bón phân thông thường.

Sử dụng phân Văn Điển ngoài có lợi cho cây trồng về sinh trưởng, phát triển, tăng khả năng chống chịu, tăng năng suất và giá trị còn có tác dụng cải tạo đất, phù hợp với chương trình “3 giảm, 3 tăng”, mở rộng diện tích cơ giới hóa bằng máy gặt đập liên hợp. Do vậy cần tiếp tục làm mô hình trình diễn và mở rộng ra sản xuất để nông dân có thể lựa chọn loại phân bón này trên đất dộc chua, đất chua trũng và lầy thụt của Phú Thọ”.

 

Xem thêm
Nuôi 30 con chồn hương sinh sản, doanh thu 300 triệu đồng/năm

QUẢNG BÌNH Với 30 con chồn hương sinh sản và 20 con chồn thương phẩm, mỗi năm gia đình anh Đức thu về khoảng 300 triệu đồng.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm