| Hotline: 0983.970.780

Phân bón Văn Điển với đồng đất Việt Nam

Thứ Ba 29/04/2014 , 10:44 (GMT+7)

Phân lân nung chảy sử dụng thích hợp cho đất phèn ở ĐBSCL, đất đồi núi Đông Nam Bộ và miền Trung- Tây Nguyên, đất bạc màu… Đất càng chua hiệu quả lân nung chảy càng cao.

Đó là nội dung chính của Hội thảo Quốc gia "Sử dụng hiệu quả Phân bón Văn Điển tại VN" do Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (VAAS), Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Sở NN-PTNT Hà Nội và Cty CP Phân lân nung chảy Văn Điển vừa tổ chức.

Theo đánh giá, số liệu của các nhà khoa học, nhà chuyên môn, nhà quản lý tại hội thảo, hiện đồng đất VN đang có xu hướng bị chua hóa, độ pH giảm và nhiễm mặn. Một phần do tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu, mặt khác do tình trạng phá rừng dẫn đến xói mòn đất đai. Việc canh tác nông nghiệp độc canh, làm 2 - 3 vụ lúa/năm khiến đất đai ngày càng bị ngộ độc phân hóa học năng nề.

Trước tình trạng báo động đó, đòi hỏi VN cần có những nghiên cứu thật nghiêm túc về phân bón, đặc biệt là phân lân trong bối cảnh đất đai bị ngộ độc, suy thoái do sử dụng lân thiếu hợp lý như thời gian vừa qua.

Theo GS.TS Nguyễn Từ Siêm, Hội Khoa học đất Việt Nam, trong các nguyên tố dinh dưỡng có lẽ không có nguyên tố nào biến động mạnh về lượng, phức tạp về dạng tồn tại như lân. Tuy rằng, cây hấp thụ không quá nhiều, nhưng lại vô cùng quan trọng để cây trồng tạo lập sinh khối, thúc đẩy sinh thực tạo ra chất lượng và năng suất cho nông sản.

Khác với hầu hết các nguyên tố dinh dưỡng thực vật, mà khi thiếu hụt có thể bón bù, lân thì không đơn giản như vậy. Nhà nông buộc phải điều khiển dinh dưỡng lân trong môi trường xung quanh rễ, qua dung dịch đất.

Với đặc tính và đặc thù của đồng đất VN, GS.TS Nguyễn Tử Siêm chia sẻ: "Phân lân nung chảy sử dụng thích hợp cho đất phèn ở ĐBSCL, đất đồi núi Đông Nam Bộ và miền Trung- Tây Nguyên, đất bạc màu… Đất càng chua hiệu quả lân nung chảy càng cao".

Về cách thức, nguồn gốc, công thức của phân lân nung chảy Văn Điển, ông Nguyễn Huy Phiêu, Ủy viên BCH Hội Hóa học VN cho biết: "Phân lân nung chảy được SX bằng cách nấu chảy hỗn hợp quặng phosphate với serpentin hoặc olevin, manhezit… sau khi làm lạnh đột ngột thu được sản phẩm ở dạng thủy tinh, nên còn được gọi là phân lân thủy tinh. Đây là yếu tố vô cùng quan trọng quyết định đến tầm quan trọng của phân lân nung chảy với đồng đất VN".

Theo ông Nguyễn Huy Phiêu, tuy lân nung chảy không tan trong nước, nhưng tan được trong một số axit hữu cơ yếu nên được xếp vào nhóm phân chậm tan, rất an toàn cho môi trường sinh thái, không gây ra hiện tượng phù dưỡng môi trường nước, làm tăng trưởng các loại thực vật bậc thấp (rong, tảo) tạo ra những biến đổi lớn trong hệ sinh thái nước, như đã xảy ra ở các nước phát triển Mỹ, Anh, Đức…

Đồng tình quan điểm này, trong tài liệu báo cáo của mình, PGS.TS Nguyễn Văn Bộ, Giám đốc VAAS và ông Nguyễn Huy Phiêu đưa ra số liệu nghiên cứu: Hiện đất VN phần lớn nghèo các nguyên tố Ca, Mg, S… Trong đó, phân lân nung chảy rất giàu Ca, Mg, SiO2 đang được SX tại nước ta khi được bón cho cây trồng sẽ giúp bù đắp những yếu tố dinh dưỡng còn thiếu.

Ông Hoàng Văn Tại, TGĐ Cty CP Phân lân nung chảy Văn Điển cho biết: “Chúng tôi đã phối hợp với các nhà khoa học cho ra đời trên 60 loại phân bón khác nhau phù hợp với từng đồng đất, cây trồng và thời gian sinh trưởng. Qua đó, giúp người nông dân dùng phân bón một cách tiết kiệm và hiệu quả nhất.

Thời gian tới, Cty còn cho ra thị trường các loại phân bón có chứa các nguyên tố đất hiếm và vi lượng, dành cho các loại cây trồng đặc sản của các vùng miền như chè Thái Nguyên, gạo tám Điện Biên, vú sữa Lò Rèn…”.

Ngoài ra, Ca trong lân nung chảy có thể làm giảm khả năng kết tủa của lân với R2O3, nhờ tăng hàm lượng pH; hàm lượng SiO2 cao trong lân nung chảy không những có tác dụng tốt cho cây trồng mà còn có thể tạo phức hợp với Al3t làm giảm độ độc của phèn.

Nói đến hiệu quả của lân nung chảy với khu vực ĐBSCL, GS.TS Mai Văn Quyền, nguyên Phó Viện trưởng Viện KHKT Nông nghiệp miền Nam và PGS.TS Mai Thành Phụng, Trưởng Văn phòng thường trực Nam Bộ (Trung tâm KNQG), nguyên Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu nông nghiệp Đồng Tháp Mười cho rằng:

"Vùng Đồng Tháp Mười có tổng diện tích tự nhiên gần 700 nghìn ha, việc khai thác SX trong thập kỷ 80 đã tập trung vào những vùng đất trục lộ, gần kênh chính. Từ những năm 1990 đến nay, chỉ còn sót lại những vùng khó khăn nhất trên đất phèn nặng, nằm sâu trong vùng Đồng Tháp Mười nên các nhà khoa học đã có đề tài nghiên cứu bón phân cho lúa trên đất phèn nặng mới khai hoang vùng này. Kết quả cho thấy, khi bón phân lân nung chảy Văn Điển cho cây lúa trên đất nhiễm phèn nặng mới khai hoang nhận thấy hiệu lực của lân Văn Điển cao hơn hẳn loại lân khác".

Theo PGS.TS Mai Thành Phụng, sở dĩ có được kết quả này là nhờ trong thành phần của lân Văn Điển chứa hàm lượng rất cao các chất CaO (25-28%), MgO (17-20%), SiO2 (24%) và một số nguyên tố vi lượng. Đây là loại phân kiềm, có tác dụng trung hòa axit và hạ phèn nhanh có thể dùng để bón lót, rất thích hợp trên đất phèn nặng.

Từ rất nhiều ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học, TS Phan Huy Thông, Giám đốc Trung tâm KNQG nhấn mạnh: "Trong bối cảnh VN là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của tình trạng biến đối khí hậu toàn cầu, tình trạng ngộ độc, ô nhiễm đất đai, nguồn nước đang ngày một báo động do sử dụng phân hóa học tràn lan, việc ứng dụng các TBKT, đưa những loại phân bón có nguồn gốc khoáng tự nhiên như lân Văn Điển vào canh tác nông nghiệp là một trong những hướng đi rất đúng đắn cần khuyến khích".

TS Phan Huy Thông hy vọng, trong thời gian sắp tới các nhà khoa học và DN sẽ cùng phối hợp với Trung tâm KNQG để tổ chức nhiều hội thảo khoa học hơn nữa về đất và phân bón nhằm giúp người nông dân có được kiến thức tốt nhất khi sử dụng.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm