| Hotline: 0983.970.780

Phân bón vi sinh biogro trong SX lúa ở Việt Nam

Thứ Năm 18/10/2007 , 09:13 (GMT+7)

Đó là nội dung cơ bản mà 2 cuộc hội thảo khoa học quốc tế liên tiếp được tổ chức trong các ngày 8, 9 tại Cần Thơ và 12, 13, 14 tháng 10 vừa qua tại Hà Nội để đánh giá kết quả thành công của dự án hợp tác giữa Việt Nam và Australia ACIAR PROJECT SMCN 2002/073.

TS. Ivan Kennedy, đến từ ĐH tổng hợp Sydney, GĐ dự án cho biết: Sau nhiều năm hợp tác nghiên cứu, các nhà khoa học Việt Nam, Australia và các tổ chức Quốc tế khác như Hà Lan, Đan Mạch, Thụy Điển... đã phân lập thành công nhiều chủng vi khuẩn hữu ích để đưa vào thành phần phân bón vi sinh BioGro; xây dựng thành qui trình SX và sử dụng phân bón BioGro kết hợp với phân vô cơ theo một tỷ lệ thích hợp đưa lại hiệu quả kinh tế cao.

Báo cáo của PGS. TS. Nguyễn Thanh Hiền cho biết: Sản phẩm phân vi sinh BioGro của dự án được Bộ NN-PTNT đưa vào danh mục các loại phân bón được phép sử dụng ở Việt Nam từ năm 2005, hiện đang được nông dân nhiều nơi sử dụng cho kết quả rất tốt. Thành phần cơ bản của BioGro gồm có 4 chủng vi khuẩn: Pseudomonas, Klebsiella, Citrobacter Bacillus. Các loại vi khuẩn này có vai trò rất quan trọng như có khả năng cố định đạm; phân giải lân khó tiêu trong đất để giúp cây trồng dễ hấp thụ; sản sinh ra chất điều tiết sinh trưởng giúp cây trồng mau lớn; phân giải xenlulô từ các chất hữu cơ có trong đất để cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng.

Bón phân BioGro với lượng khoảng 200 kg/ha có thể làm giảm được lượng đạm và lân vô cơ từ 25-50% mà vẫn đảm bảo được năng suất lúa như bón phân vô cơ truyền thống, giảm được chi phí lao động, thuốc trừ sâu do cây sinh trưởng khoẻ hơn, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt hơn do đó tăng thêm lợi nhuận cho người nông dân đồng thời góp phần cải tạo đất và bảo vệ môi trường sinh thái vì hạn chế được sự rửa trôi phân đạm và hoá chất vào trong nguồn nước.

TS. Phạm Văn Toản thực hiện trên các giống lúa đặc sản Tám Xoan và LT3 ở huyện Hải Hậu (Nam Định) cho thấy: sử dụng 200kg/ha BioGro với 2 lần bón (trộn với thóc giống trước khi gieo mạ và bón lót trước khi cấy) có thể giảm được 50% lượng đạm và lân. Tuy năng suất lúa không tăng nhưng chất lượng hạt gạo tốt hơn, độ mềm và thơm của giống gạo đặc sản được phục tráng, thơm lâu, giá bán cao hơn do đo mức thu lợi của nông dân cao hơn. Theo ông Toản thì Hiệp hội gạo Tám Xoan Hải Hậu đang có chủ trương dùng phân vi sinh BioGro để thay thế cho phân chuồng đang khan hiếm khi trồng giống lúa Tám Xoan này. Các báo cáo xây dựng mô hình của TS. Phan Thị Công (IAS) làm trên các loại đất xám bạc màu, đất cát ở Tây Ninh và các tỉnh miền Đông Nam bộ; của TS. Trần Thanh Bé (MDI) làm trên đất chua phèn ở các tỉnh n Giang, Vĩnh Long và Cần Thơ cũng đều cho kết quả tương tự và nông dân rất muốn đưa dần BioGro vào SX lúa.

Về năng lực SX và sử dụng phân bón BioGro trong thời gian qua, báo cáo của TS. Sally Marsh (ĐH Sydney) cho biết: dự án đã xây dựng được 4 cơ sở SX bao gồm: CTy CP Nông nghiệp bền vững Đất Việt (Thanh Hoá), Cty TNHH NN Hữu cơ Việt Nam (Hà Nội) có xưởng chế biến ở Ba Vì (Hà Tây), Cty TNHH Đức Minh (Gia Lai) và DNTN Trường Thuỷ (Nha Trang-Khánh Hoà). Từ năm 2000 đến nay các cơ sở đã SX và tiêu thụ được gần 10.000 tấn phân vi sinh BioGro (trung bình 1.700 tấn/năm), trong đó chủ yếu được dùng bón cho cây công nghiệp, cây ăn quả và rau màu còn lượng phân dùng cho SX lúa chỉ đạt khoảng 25% vẫn chưa đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nông dân.

Được hỏi về tiềm năng và triển vọng của việc sử dụng phân BioGro ở Việt Nam, bà Sally đưa ra một phép tính khá thú vị với các cử tọa tham dự hội thảo: theo số liệu điều tra của Bộ NN-PTNT, trung bình 1 vụ lúa nông dân bón 120kg phân đạm, nhưng thực tế chỉ sử dụng được 40%, số còn lại bị mất mát do bay hơi, rửa trôi vào nước gây ô nhiễm, tồn dư trong sản phẩm…Với 7 triệu ha trồng lúa như hiện nay, chỉ cần áp dụng 5% diện tích sử dụng BioGRo với lượng 200 kg/ha, mỗi năm Việt Nam có thể tiết kiệm được một lượng khá lớn phân đạm không phải nhập khẩu, đưa lại mức lợi nhuận 175 tỷ đồng/năm do tiết kiệm được chi phí từ phân đạm đồng thời tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động thông qua các doanh nghiệp SX, tiêu thụ phân bón vi sinh có thể cung cấp sản lượng cho nông dân cả nước lên tới con số 140.000 tấn/năm.

Các báo cáo của các nhà khoa học, phát biểu của các nhà quản lý và bà con nông dân tham gia hội thảo đã khẳng định tính ưu việt của phân bón vi sinh và sự thành công của dự án. Việc đưa phân vi sinh vào thay thế một phần phân đạm, phân lân là con đường tất yếu trong SXNN theo hướng bền vững và môi trường thân thiện trước mắt và lâu dài. Việc chuyển dần thói quen sử dụng phân bón hoá học với liều lượng cao trong một thời gian khá dài của đại đa số nông dân ta không phải một sớm, một chiều mà làm được nếu không có sự hỗ trợ từ phía Nhà nước và các cơ quan chức năng, đặc biệt là vai trò của hệ thống cán bộ khuyến nông cơ sở.

Nguyên Khê

Xem thêm
Lộc Trời ra mắt 2 sản phẩm sinh học mới

CẦN THƠ Ngành Vật tư Nông nghiệp Lộc Trời đã chính thức công bố, ra mắt hai bộ giải pháp canh tác sinh học với các sản phẩm dành riêng cho cây lúa NEMACES và ANMITE 40SC.

Bộ đôi Advance và Advance Pro: Định nghĩa mới về độ đạm chuẩn cho tôm

Advance và Advance Pro là bộ đôi thức ăn hàng ngày từ Grobest Việt Nam, giúp người nuôi đối phó với tình hình giá tôm giảm mạnh và chi phí nuôi tăng cao hiện nay.

Tập đoàn Hùng Nhơn có thêm thành viên thứ 16

Sau thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) với Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển công nghệ sinh học Visakan, Hùng Nhơn Group chính thức có thêm thành viên thứ 16.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm