| Hotline: 0983.970.780

Phản đối hành động giết vượn đen khoe facebook

Thứ Năm 08/06/2017 , 07:15 (GMT+7)

Tổ chức Bảo tồn động thực vật hoang dã quốc tế (FFI) vừa có công văn gửi UBND tỉnh Yên Bái phản đối quyết liệt hành động giết một cá thể vượn đen tuyền (Nomascus concolor) tại một khu rừng huyện Mù Cang Chải rồi khoe lên facebook.

Ngay lập tức UBND tỉnh Yên Bái đã chỉ đạo cơ quan chức năng điều tra làm rõ, yêu cầu lấy mẫu giám định cá thể linh trưởng đó có phải là vượn đen không?

09-30-53_1
Khang A Giống chụp ảnh bên con vật trước khi bị giết mổ và con vật đã bị thui.

Sau khi phát hiện trên facebook có tài khoản “Khang Giống” đưa hình ảnh một thanh niên nâng hai tay con linh trưởng lông màu vàng (nếu là vườn đen, con non lông chưa chuyển sang màu đen) và bên cạnh là hình ảnh con vật đã thui và gương mặt đầy hãnh diện với dòng chữ: “Thành quả đi rừng thế thôi!!! Về nhà là vui nhất…”.

Sau khi xuất hiện hình ảnh này, FFI cho đây là vượn đen và có công văn gửi UBND tỉnh Yên Bái phản đối hành động giết hại loài vượn đen tuyền, loài động vật quý hiếm có tên trong Sách đỏ Việt Nam và thế giới đang có nguy cơ tuyệt diệt.

Theo báo cáo của FFI từ năm 1999, Việt Nam chỉ còn khoảng 120 cá thể vượn đen đang sinh sống tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải (Yên Bái) và Khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên- Văn Bàn (Lào Cai). Trong quá trình điều tra mà FFI khảo sát hàng năm, số cá thể vượn đen ở hai khu bảo tồn này đã suy giảm đáng kể, do việc người dân săn bắt lén lút.

Ngay sau khi nhận được công văn của UBND tỉnh Yên Bái và FFI, Hạt kiểm lâm đã phối hợp với Công an huyện Mù Cang Chải tiến hành điều tra xác minh, kết quả ban đầu như sau: Ông Sùng A Ký ở thôn Tà Chơ, xã Cao Phạ bẫy được con linh trưởng tại khu rừng trồng thảo quả của gia đình. Khi bắt được con vật đó về nhà, con vật chỉ bị thương vẫn còn sống, ông Kỷ nói đây là khỉ lá chuối, có chiều cao 60cm, nặng khoảng 3kg. Ông Kỷ đã mời Khang A Giống, Lý A Cừ tới nhà để giết thịt uống rượu.

Trong quá trình giết thịt Lý A Cừ và Khang A Giống đã chụp bằng điện thoại di động của Cừ, sau đó Cừ đăng hình ảnh lên facebook cá nhân với tài khoản “Lý Bắt Ngô”. Khi Khang A Giống vào facebook thấy ảnh Cừ đăng tải đã lưu lại và tiếp tục tải hình ảnh đó lên facebook cá nhân “Khang Giống”. Được biết Khang A Giống đang là sinh viên Trường Đại học Lâm nghiệp.

Quá trình điều tra, cơ quan chức năng đã thu giữ được các dụng cụ săn bắt và một bàn chân con vượn, chiều dài 8,5cm, rộng 1,8cm.

09-30-53_3
Chiếc bẫy và bàn chân vượn bị thu giữ

Tuy nhiên để, khẳng định đây có phải là vượn đen hay là khỉ lá chuối như lời khai của ông Sùng A Ký, ngày 25/5/2017 Hạt Kiểm lâm Mù Cang Chải đã có công văn số 03/ĐN-KL gửi Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật Việt Nam và Tổ chức FFI Việt Nam về việc hỗ trợ giám định vật chứng.

Ngày 30/5/2007, Hạt Kiểm lâm đã ra Quyết định số 40/QĐ- KL về việc trưng cầu giám định mẫu vật chứng và cử cán bộ mang mẫu vật chứng đến Viện sinh thái và Tài nguyên sinh vật Việt Nam đề nghị giám định.

Dự kiến ngày 8/6/2017, Viện sinh thái và Tài nguyên sinh vật Việt Nam sẽ có kết quả. Căn cứ vào kết quả, Hạt Kiểm lâm Mù Cang Chải sẽ tiến hành các thủ tục khởi tố theo quy định của pháp luật.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm