| Hotline: 0983.970.780

Phân hỗn hợp NPK-S Lâm Thao cho cây bí xanh

Thứ Năm 31/10/2013 , 10:17 (GMT+7)

Bón phân cho bí xanh vào các thời kỳ sau: Bón lót - trước khi trồng; Bón thúc lần 1 khi cây con có 5 - 7 lá thật; Bón thúc lần 2 khi cây chuẩn bị ra hoa, sau khi cây ra tua, buộc cây vào dàn; Bón thúc lần 3 khi cây hình thành quả.

Cây bí xanh còn gọi là bí đao, bí phấn, bí trắng (Benincasa Hispida Cogn) thuộc họ Bầu bí (Cucurbitaceae) có tên tiếng Anh là Waxgourd. Bí xanh là cây thân bò, leo có nguồn gốc từ Nam Trung Quốc, Ấn Độ.

Hạt bí xanh có thể nẩy mầm ở nhiệt độ 10 - 15 độ C, nhưng thích hợp nhất là 25 độ C. Ở giai đoạn cây con (vườn ươm) cây bí xanh yêu cầu nhiệt độ từ 20 - 22 độ C. Nhiệt độ thích hợp nhất để cây bí xanh sinh trưởng và phát triển tốt là 25 - 27 độ C. Bí xanh có các chủng loại như bí Trạch, bí Bầu, bí Lông.

Yêu cầu về đất và dinh dưỡng

Có thể trồng bí xanh trên nhiều loại đất, tốt nhất là đất phù sa, thịt nhẹ, pH = 6,5 - 8,0. Cây bí xanh yêu cầu độ ẩm đất ở thời kỳ từ cây con đến ra hoa là 65 - 70%, ở thời kỳ ra hoa kết quả là 70 - 80%. Bí xanh chịu úng kém, khi gặp độ ẩm lớn do mưa nhiều hoặc do tưới không hợp lý thì sẽ bị vàng lá, rụng hoa, rụng quả, ảnh hưởng xấu đến năng suất.


Sử dụng NPK-S Lâm Thao bón cho bí xanh hiệu quả

Thời vụ và kỹ thuật trồng

Có ba thời vụ: Xuân hè, hè thu và vụ đông sớm. Vụ xuân hè gieo hạt từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau. Xử lý hạt bằng nước nóng 40 - 45 độ C trong thời gian khoảng từ 2 - 3 giờ đến 10 - 12 giờ; khi hạt nứt nanh thì đêm gieo vào bầu ươm. Khi cây có 1 - 2 lá thật thì đem trồng vào hốc ngoài đồng ruộng. Vụ hè thu gieo trồng từ tháng 4, tháng 5 hoặc sau khi gặt lúa xuân. Vụ đông sớm gieo hạt vào bầu, trồng bầu ra ruộng ngay sau khi gặt lúa mùa vào khoảng cuối tháng 9, đầu tháng 10.

Làm đất, lên luống cao 20 cm (nếu trồng vụ hè thu hoặc xuân hè muộn có mưa rào nhiều thì lên luống cao 25 - 35 cm, rãnh luống rộng 30 cm), mặt luống rộng 1,2 - 1,3 m (nếu làm giàn). Trồng 2 hàng dọc theo luống, hàng cách hàng 60 cm, hốc cách hốc 40 - 50 cm. Các hốc phân bố trên luống theo kiểu nanh sấu. Mỗi hốc trồng 1 cây, tương ứng với mật độ 20 - 25 nghìn cây/ha.

Nếu không làm giàn, để cây bò trên mặt luống thì lên luống rộng 3,5 m; trồng 2 hàng giữa luống, cách mép luống 15 - 20 cm, hàng cách hàng 2,5 - 3,0 m, hốc cách hốc 40 - 50 cm. Để cho bí xanh bò trên mặt luống và để đỡ quả thì cần có rơm, rạ phủ trên mặt luống. Đào hốc, bón phân lót, trộn đều với đất, phủ lớp đất mỏng lên trên rồi trồng, tưới nước duy trì đủ độ ẩm cho cây con.

Khi thân cây bí bò ra dài 50 cm thì lấp đất lên các vị trí các đốt, cứ cách 1 - 2 đốt lại lấp đất lên 1 đốt để cây ra nhiều rễ bất định, hướng cho ngọn bí bò từ hốc này sang hốc kia. Sau đó mới nương dây cho bí bò lên giàn, buộc thân cây bí vào giàn bằng lạt mềm hoặc bằng rơm rạ, buộc ở vị trí dưới nách lá.

Sử dụng phân bón Lâm Thao NPK-S cho cây bí xanh

Bón phân cho bí xanh vào các thời kỳ sau: Bón lót - trước khi trồng; Bón thúc lần 1 khi cây con có 5 - 7 lá thật; Bón thúc lần 2 khi cây chuẩn bị ra hoa, sau khi cây ra tua, buộc cây vào dàn; Bón thúc lần 3 khi cây hình thành quả.

Lượng phân bón tính trên 1 ha như sau:

- Bón lót: 20 - 25 tấn phân chuồng hoai ; 420 - 500 kg phân NPK-S: 5.10.3-8

- Bón thúc 1, 2, 3 mỗi lần bón 280 - 310 kg phân NPK-S: 12.5.10-14 hoặc NPK-S 10.5.10.5

Lượng phân bón tính trên 1 sào Bắc bộ (360 m2) như sau:

- Bón lót: 720 - 900 kg phân chuồng hoai ; 15 - 18 kg phân NPK-S: 5.10.3-8

- Bón thúc 1, 2, 3 mỗi lần bón 10 - 11 kg phân NPK-S: 12.5.10-14 hoặc NPK-S 10.5.10.5

Xem thêm
Giải bài toán nguồn thức ăn cho ngành chăn nuôi

GIA LAI Thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi là chủ trương đang được tỉnh Gia Lai hướng đến.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm