| Hotline: 0983.970.780

Phân hữu cơ Singha Leo NPK 12-3-3 + 10 OM

Thứ Năm 25/06/2015 , 09:54 (GMT+7)

Thành phần dưỡng chất chính trong phân hữu cơ Singha Leo 12-3-3 là đạm hữu cơ ở dạng các acid amin rất dễ hấp thu cho cây trồng.

Phân hữu cơ Singha Leo NPK 12-3-3 là loại phân bón chứa protein có nguồn gốc từ các nguồn nguyên liệu như khoai tây, củ cải đường, lysine trong thực phẩm và thức ăn gia súc, phospho từ da và xương của động vật, do Cty Siam Agricultural Technology (Thái Lan) SX và được Cty CP Giải pháp nông nghiệp Tiên Tiến (AA) phân phối độc quyền tại VN.

Dưỡng chất trong Phân hữu cơ Singha Leo NPK 12-3-3

Thành phần dưỡng chất chính trong phân hữu cơ Singha Leo 12-3-3 là đạm hữu cơ ở dạng các acid amin rất dễ hấp thu cho cây trồng.

Sự đa dạng của các acid amin đã cung cấp vai trò rất đa dạng đối với sinh trưởng và phát triển của cây, gồm 14 loại acid amin là alanine, arginine, asparagine, glutamic, glycine, histidine, leucine, lysine, methionine, phenylanine, proline, serine, threonine và valine.

Các acid amin giúp cho cây gia tăng vị ngọt và chua, màu sắc trái, hương thơm, kích thích sự phát triển của rễ, lá và thúc đẩy sự ra hoa kết trái của cây trồng. Trong đó phenylanine giữ vai trò giúp cây chống chịu với điều kiện ngoại cảnh bất lợi.

Thành phần phân Singha Leo còn chứa hữu cơ dạng acid humic và xác vi khuẩn có vai trò cung cấp thức ăn cho vi sinh vật trong đất.

Một lượng thấp NPK (12-3-3) dạng dễ tiêu được bổ sung giúp cho phân Singha Leo phát huy tác dụng sớm sau khi bón. Ngoài ra, trong phân còn có các thành phần trung, vi lượng có ích cho cây trồng sẵn có trong nguyên liệu SX.

Công thức - đóng gói: Phân khoáng hữu cơ NPK 12-3-3 + 10 OM (hữu cơ), dạng viên đen.

Cơ chế tác động của Phân hữu cơ Singha Leo NPK 12-3-3

Là loại phân khoáng hữu cơ tác động tích cực và hiệu quả đến quá trình sinh trưởng và phát triển của nhiều loại cây trồng.

Phân bón Singha Leo hay còn gọi là super amino protein là loại phân bón vừa cung cấp protein vừa cung cấp 14 loại amino acid cho đất và cây trồng.

Các loại amino acid trong phân tác động theo 2 hướng, cây hấp thụ amino acid dễ dàng và hệ vi sinh vật trong đất cũng sử dụng nguồn nguyên liệu này để tăng sinh khối dẫn đến đất được cải tạo đất tốt hơn, cây trồng phát triển tốt hơn. Đất tơi xốp hơn, thoáng khí hơn.

Hàm lượng acid humic trong phân cao khi bón vào đất có tác dụng kích thích sự phát triển của hệ rễ để hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn, cây sinh trưởng phát triển mạnh hơn.

Ngoài ra acid humic còn làm tăng sức đề kháng của cây với sâu bệnh và các điều kiện bất lợi của môi trường như nóng, rét, hạn, úng, chua phèn...

Phân tan hoàn toàn trong dung dịch đất nên hiệu suất sử dụng phân rất cao.

Hàm lượng NPK thấp trong phân, nhưng vẫn đủ cung cấp cho cây trồng trong điều kiện thực tế bởi vì ở dạng dễ cho cây hấp thu nhanh. Ngoài ra, đất canh tác sẽ trở nên chua vì bón lượng cao phân hóa học.

Độ chua (pH) của sản phẩm chỉ trong khoảng 6,5 - 7 vì không chứa các chất phát sinh acid nên tạo điều kiện và thúc đẩy quá trình cân bằng độ chua của đất trồng. Với điều kiện pH tối ưu này các vi sinh vật trong đất có thể sống và phát triển tốt.

Đặc điểm Phân hữu cơ Singha Leo NPK 12-3-3

Sản phẩm hữu cơ thân thiện với môi trường. Không có chất độc tích lũy có hại cho cây trồng, gia súc và con người. Không gây tổn hại cho đất trồng, hệ sinh thái và môi trường tự nhiên về lâu dài.

Vi sinh vật đất có điều kiện phát triển, hoạt động phân giải dưỡng chất vốn có trong đất. Dễ sử dụng và vận chuyển. Đáp ứng nhu cầu cây trồng theo giai đoạn sinh trưởng với sự hoạt động phân giải của vi sinh vật đất.

Liều lượng và hướng dẫn sử dụng

Nhóm cây trồng

Cây trồng

Cách sử dụng

Liều lượng

Lúa

Lúa sạ

Lần 1 từ 10-15 ngày sau sạ

150-200 kg/ha

Lần 2 từ 20 -25 ngày sau sạ

150 kg/ha

Lần 3 từ 40 – 45 ngày sau sạ

150 kg/ha

Lúa cấy

Sau khi cấy 7-10 ngày

150-200 kg/ha

 

Sau khi cấy 40-45 ngày

150-200 kg/ha

 

 

Cây bắp (ngô)

Bắp lai làm thức ăn gia súc

Sau khi gieo 8-12 ngày

250 kg/ha

Sau khi gieo 25-30 ngày

250 kg/ha

Sau khi gieo 40-45 ngày (cần bón bổ sung kali)

250 kg/ha

Bắp lai làm thực phẩm

Sau khi gieo 8-12 ngày

350-400 kh/ha

Sau khi gieo 25-30 ngày (bón bổ sung thêm Kali)

250-300 kg/ha

Sau khi gieo 35-40 ngày

250-300 kg/ha

 

 

Đậu các loại

 

- Bón lót (nên bổ sung phân P)

50-100 kg/ha

- Sau khi gieo 7-10 ngày

50-100 kg/ha

- Sau khi gieo 20-25 ngày

50-100 kg/ha

 

Cây ăn quả

Xoài, chanh, cam, mít, táo

- Giai đoạn cây con đến trước khi có trái

0,2-0,5 kg/cây

- Cây trưởng thành

 

  + Lần 1: đầu mùa mưa (khi cây mang trái)

1-3 kg/cây

  + Lần 2: trước khi cây ra hoa

1-3 kg/cây

Sầu riêng, nhãn, chôm chôm, vải

- Cây con từ 1-2 năm: bón 3-4 lần/năm

0,3-0,6 kg/cây

- Cây từ 3 năm trở đi: bón 3-4 lần/năm

1-4 kg/cây

Cây thanh long

Cây thời kỳ kiến thiết cơ bản (cần bón lót phân hữu cơ)

 

- Bón lót

200-250 g/cây

- Sau đó 3 tháng 1 lần

300-400 g/cây

Cây thời kỳ kinh doanh (cần bón bổ sung phân hữu cơ)

400-500 g/cây

 

 

 

 

Cây rau cải

Cải bắp, cải bông

Cần bón lót phân hữu cơ

 

- Sau khi trồng 8-12 ngày

200-250 kg/ha

- Sau khi trồng 25-30 ngày (trải lá bàng)

350-400 kg/ha

- Sau khi trồng 40-45 ngày (cuốn bắp)

400-450 kg/ha

Ớt, cà chua, cà tím, rau ăn quả, rau ăn củ

Cần bón lót phân hữu cơ

 

Bón thúc lần 1

200-250 kg/ha

Bón thúc lần 2

300-350 kg/ha

Bón thúc lần 3

200-250 kg/ha

Bón thúc lần 4

150-200 kg/ha

Bón thúc lần 5

200-250 kg/ha

Cây hoa cảnh

Hoa hồng, hoa lài, hoa cúc, vạn thọ, xương rồng …

Bón định kỳ 15 ngày một lần

5-10 g/cây

Cây công nghiệp

Cao su

Cây 1-5 năm

600-700 kg/ha

Cây trên 6 năm

500-600 kg/ha

Cây cà phê, cây tiêu

Thời kỳ kiến thiết cơ bản

150-200 kg/ha/một lần bón

Thời kỳ kinh doanh

300-400 kg/ha/một lần bón

 

Xem thêm
Bổ sung 1 cặp hươu sao lên đảo Bạch Long Vỹ

HẢI PHÒNG Hơn 10 ngày sau khi phát hiện cá thể hươu sao trên đảo, huyện Bạch Long Vỹ được bổ sung thêm 1 cặp hươu khác, có cả đực và cái để phát triển đàn.

Điều trị, làm đẹp cho thú cưng: Đã học rồi còn phải học thêm

Thú cưng đưa vào các phòng khám thú y điều trị được siêu âm, X quang để chẩn đoán bệnh như người nên nhân viên phòng khám phải được đào tạo bài bản.

Đồng Nai hướng tới cơ giới hóa đồng bộ trong trồng trọt

Cơ giới hóa trong trồng trọt ở Đồng Nai đã có nhiều thành tựu nhưng chưa đồng bộ. Tỉnh này đang hướng tới việc cơ giới hóa đồng bộ trong thời gian tới.