| Hotline: 0983.970.780

Phân hữu cơ và cách sử dụng

Thứ Năm 14/07/2011 , 10:03 (GMT+7)

Trên thị trường phân bón hữu cơ hiện nay đang lưu hành một số loại phân bón hữu cơ chính như: phân hữu cơ truyền thống (phân gà xử lý, phân cút xử lý, vỏ cà phê xử lý, phân bò…) và phân bón hữu cơ chế biến (phân hữu cơ sinh học, phân hữu cơ khoáng, phân hữu cơ vi sinh).

Người sử dụng đang rơi vào một “ma trận” phân bón hữu cơ với đủ các loại tên gọi, thương hiệu, công thức… của các công ty sản xuất trong và ngoài nước với giá thành cũng rất khác nhau. Những công dụng, xuất xứ, công nghệ sản xuất, nguyên liệu của các loại phân bón hữu cơ chế biến cũng đang được các nhà sản xuất, nhà phân phối tiếp thị cũng rất phong phú. Vì vậy bà con cần tỉnh táo, lựa chọn những sản phẩm uy tín, chất lượng, công dụng đúng với thành phần để đảm bảo hiệu quả trong sản xuất.

Thành phần chung nhất của các loại phân bón hữu cơ là hàm lượng chất hữu cơ. Ngoài ra, tùy thuộc vào từng loại phân bón hữu cơ khác nhau mà nhà sản xuất còn bổ sung thêm đạm, lân, kali, các chất trung vi lượng và vi sinh vật. Bón phân hữu cơ cho cây trồng là cung cấp chất hữu cơ cho đất. Đất được bổ sung chất hữu cơ có kết cấu tơi xốp thuận lợi cho bộ rễ phát triển và hút được nhiều phân bón NPK, qua đó làm tăng hiệu suất sử dụng phân bón cho cây, giảm được phân bón vô cơ.

Đất được bổ sung chất hữu cơ sẽ có khả năng giữ nước, giữ phân bón tốt hơn, giảm sự thất thoát phân bón do bay hơi hoặc rửa trôi, từ đó cũng góp phần làm giảm lượng phân bón NPK. Chất hữu cơ trong đất sẽ được chuyển hóa thành mùn và yếu tố này có ảnh hưởng lớn tới độ phì nhiêu của đất, sức khỏe của đất, tính chất sinh-lý-hóa của đất. Vì vậy cũng có thể nói, bón phân hữu cơ góp phần bảo vệ đất và tăng sức sản xuất của đất.

Lựa chọn phân bón hữu cơ như thế nào cho tốt? Hiện nay có một số loại phân bón hữu cơ cao cấp, ngoài tác dụng chính là cung cấp chất hữu cơ cho đất, nó còn có một số công dụng nổi trội khác mà các loại phân bón hữu cơ khác không có. Một sản phẩm phân bón hữu cơ có tính đột phá về công nghệ và công dụng là phân bón hữu cơ vi sinh NaSa Smart của NM Phân bón Năm Sao.

NaSa Smart được sản xuất bằng công nghệ và các chủng vi sinh vật ngoại nhập từ Nhật Bản và Đài Loan. NaSa Smart có tác dụng cải tạo đất nhờ có chứa hàm lượng chất hữu đậm đặc. NaSa Smart cung cấp cho cây trồng các chất dinh dưỡng đa lượng và trung vi lượng thiết yếu. Các chủng vi sinh vật đối kháng trong NaSa Smart sẽ ngăn ngừa được một số tác nhân gây bệnh cho cây trồng. Vi sinh vật phân giải chất hữu cơ sẽ hạn chế hiện tượng ngộ độc chất hữu cơ cho cây.

Các chủng vi sinh vật chức năng (cố định đạm, phân giải lân, phân giải kali) sẽ giúp giảm được 10-15% lượng phân bón NPK cho nông dân, qua đó giảm chi phí phân bón và bảo vệ môi trường. Sản phẩm này đã được sử dụng rộng rãi trên thế giới và đang là xu hướng mới trong ngành sản xuất phân bón hữu cơ tại Việt Nam.

Đối với cây trồng ngắn ngày, lượng phân bón hữu cơ nên sử dụng để bón lót. Lượng bón khoảng từ 300-400 kg/ha/vụ (phân hữu cơ chế biến).

Đối với các lọai cây trồng lâu năm (cà phê, cao su, hồ tiêu, điều), phân bón hữu cơ nên sử dụng bón tập trung vào đầu mùa mưa để nâng cao hiệu suất sử dụng và hiệu lực của phân bón vô cơ (phần lớn phân bón vô cơ được bón tập trung vào mùa mưa). Lượng bón khỏang 400-1.000 kg/ha/năm.

Xem thêm
Trại cầy vòi mốc lớn nhất miền Bắc thu hàng chục tỷ mỗi năm

Gần 20 năm gắn bó với cầy vòi mốc, anh Phạm Văn Hùng ở huyện Lục Nam, Bắc Giang đang thu được hàng chục tỷ đồng mỗi năm nhờ tâm huyết với loài vật này.

Hơn 200 đơn vị tham gia Triển lãm công nghệ, dịch vụ cho thú cưng

TP.HCM Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng tại Việt Nam - Petfair Vietnam và Livestock Vietnam 2024 được tổ chức tại SECC, quận 7, TP.HCM.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất