| Hotline: 0983.970.780

Phận làm dâu trưởng có gì vui?

Chủ Nhật 08/01/2017 , 13:15 (GMT+7)

Khi biết Hà định lấy Dũng, bạn bè can ngăn là lấy chồng con trưởng khổ lắm bởi phận dâu trưởng phải gánh vác giang sơn nhà chồng. Lúc đó Hà chỉ cười mọi người lo xa.

Thời nay làm gì còn chuyện dâu trưởng dâu thứ. Nhưng đến khi trở thành vợ chồng, Hà mới thấy lời cảnh báo đó không sai.

08-38-53_trng-8
Ảnh minh họa
 

Ngay khi trở về từ tuần trăng mật, Hà được bà Thân, mẹ Dũng gọi lên căn dặn: “Con là dâu trưởng nên phải cư xử cho đúng mực, giữ gìn gia phong cho gia đình chồng, kẻo người ngoài cười chê!”. Bà đưa Hà một cuốn gia phả họ hàng nội ngoại và một tờ giấy ghi ngày giỗ chạp rồi dặn cô cố học thuộc lòng. Ngoài miệng vâng dạ nhưng trong lòng Hà không để tâm lắm bởi nghĩ, bố mẹ Dũng muốn con dâu quen với nhà chồng.

Ai dè, một buổi tối, bà Thân nói với Hà: “Con nhớ không? Mai là giỗ bác cả đấy! ”. Hà ngớ ra: “Vậy sao?”. Bà Thân cau mày: “Chẳng phải hôm nọ tôi đã đưa lịch, bảo cô học để nhớ rồi sao?”. Hà gật đầu: “Con xin lỗi! Mẹ cứ chuẩn bị đi! Trưa con xin về sớm!”. Mẹ chồng Hà lừ mắt: “Cô là dâu trưởng mà định trốn chuyện cúng giỗ sao?”. Hà lúng búng: “Nhưng …Con không được nghỉ vì chưa xin phép!”. Bà Thân khoát tay: “Thì gọi điện xin nghỉ!”. Tưởng như bà Thân nói là chỉ làm đơn giản, nhưng đọc “thực đơn” bà Thân đưa đi chợ, Hà mới tá hỏa là ít nhất cũng phải ba chục người sẽ dự.

Hôm sau, Hà đi chợ từ sớm tinh mơ rồi vội vã về nhà lao vào bếp nấu nướng. Em trai Dũng đã lấy vợ, nhưng nàng dâu thứ chỉ đem sang ít trái cây rồi bỏ đi, hẹn trưa về. Cô em gái Dũng cũng viện cớ “công chuyện” để khoán tất cả cho chị dâu. Mình Hà làm “chủ lực” với bà Thân “chỉ tay 5 ngón”. Dù cố gắng cách mấy, cũng phải đến 1 giờ chiều, cỗ bàn mới xong. Khách khứa lục tục kéo đến, ngồi vào mâm. Còn dâu trưởng phải chạy “việt dã” từ bàn nọ sang bàn kia, từ nhà xuống bếp, ra sân... để khi thì lấy thêm mắm, múc thêm canh, lúc lấy rượu, xắt giò, cắt chả... Khách ăn xong thì đưa tăm, gọt trái cây, pha trà, mời nước...

Đến gần 4 giờ chiều, khách mới vãn. Hai chân Hà như nhũn ra, bụng đói meo. Nhưng cả một “bãi chiến trường” sau bữa ăn đang đợi cô. Còn Dũng thì vô tư “tiếp khách”, vợ chồng em trai Dũng đã về nhà, cô em chồng đang bận “tám” với các chi, em họ …Và vội miếng cơm với những thứ còn sót lại trong bếp, Hà quay ra đánh vật với đám bát đĩa ngồn ngộn ngoài sân.

Khỗ một nỗi, nhà bà Thân thường xuyên có giỗ: ông bà nội ngoại, bác cả, bác Hai không lập gia đình, cậu Năm, dì Bảy chết trẻ …Hậu quả là, không chỉ mệt mỏi, Hà còn lập kỷ lục “nghỉ không lương” trong cơ quan nên chẳng những thu nhập sụt giảm đáng kể mà chuyện thi đua, tiên tiến cũng miễn luôn. Kkông chỉ một lần, Hà tâm sự với Dũng về nỗi khổ của phận dâu trưởng, mong chồng chia sẻ, giúp đỡ, nhưng Dũng gạt đi: “Em hãy học mẹ kìa! Bà cũng là dâu trưởng. Mà ngày xưa, dâu trưởng còn vất vả hơn em nhiều!”.

Nỗi khổ dâu trưởng chưa dừng lại ở đó. Gần tết, một mình Hà lo dọn dẹp, trang hoàng nhà cửa sau khi đi làm về. Cũng là Hà, dưới sự chỉ đạo của mẹ chồng, ngày nào cũng lỉnh kỉnh tay xách nách mang đủ thứ hàng hóa để chuẩn bị tết. Tất nhiên cũng dâu trưởng phải lo mâm cỗ cúng tất niên, lo làm mứt miếc, lo bánh chưng bánh tét... Hà bận đến độ cái thú đi dạo chợ hoa trước đây không thể thiếu mỗi khi xuân về, nay Hà không còn được hưởng.

Mồng một Tết, dâu thứ cùng chồng sang mừng tuổi bố mẹ chồng, biếu quà, ăn mứt, uống nước rồi về. Hà định tết rảnh rỗi xin phép cùng chồng về thăm nhà, chúc tết bố mẹ, sau đó sẽ tranh thủ đi du lịch vài ngày... Lập tức, bà Thân trừng mắt: “Cô là dâu trưởng mà bỏ đi thì ai sẽ tiếp khách đây? Ai cơm nước cho ông bà đã khuất về ăn Tết?”... Thế là Hà đành ở nhà, lu bu với đủ thứ việc mà thời gian chính là trong bếp. “May mà chưa sắm quần áo tết chứ sắm rồi, chả biết mặc vào lúc nào?”. Hà cười buồn khi gặp đồng nghiệp sau tết.

Còn rất nhiều những nỗi khổ khác của dâu trưởng nữa như việc “bảo trợ” em chồng vì là “chị cả”, “thêm thắt” tiền những khi giỗ chạp, đóng góp mỗi khi “họ” cần như sửa nhà thờ, thăm viếng ốm đau, lễ nghĩa...

Lại nghĩ lẩn thẩn: Biết phận làm dâu trưởng khổ thế này, đừng lấy chồng cho sướng!

(Kiến thức gia đình số 52)

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất