| Hotline: 0983.970.780

Phân lân nung chảy Ninh Bình nâng năng suất, chất lượng thanh long

Thứ Tư 16/08/2017 , 07:50 (GMT+7)

Thanh long là cây trồng cần nhiều loại dinh dưỡng bao gồm cả trung, đa và vi lượng để vừa đạt được năng suất và chất lượng.

Cũng như các cây trồng khác, bón phân cho thanh long phải đạt được 2 mục tiêu là năng suất, chất lượng và cải tạo đất ngày một tốt hơn, gia tăng sức sản xuất, đảm bảo tính bền vững lâu dài. Trên thực tế, nông dân ít sử dụng loại phân này mà thường sử dụng ure, DAP, NPK và vôi bón cho cây.

17-24-26-nh20420nguoi20dn20long20n20ho20hung20sn20xut20theo20cnc151929737
Người trồng thanh long ở Long An trúng mùa nhờ bón phân lân Ninh Bình

Cho đến nay các nghiên cứu về phân bón trên cây thanh long còn hạn chế, song một số nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng, trong 3 nguyên tố dinh dưỡng đa lượng, cây thanh long cần nhu cầu cao theo thứ tự là kali (K), đạm (N) và lân (P). Ngoài ra cây thanh long cũng rất cần nguyên tố trung lượng như canxi (Ca), manhê (Mg), silic (Si) và nguyên tố vi lượng: B, Zn, Cu, Fe, Mn, Mo...

Vì vậy, việc cung cấp đủ lượng và loại chất dinh dưỡng cho cây là cần thiết để gia tăng năng suất, chất lượng thanh long, đồng thời góp phần nâng cao và duy trì độ phì của đất, đặc biệt là đối với loại đất có vấn đề như đất phèn (chua, nhiều độc tố...), hoặc đất xám (nghèo dinh dưỡng…).

Phân lân nung chảy Ninh Bình là loại phân đa dinh dưỡng phù hợp yêu cầu dinh dưỡng của cây thanh long.

Công nghệ sản xuất phân lân nung chảy Ninh Bình bằng phương pháp nhiệt. Thành phần chính của phân lân nung chảy Ninh Bình gồm chất dinh dưỡng lân hữu hiệu (P2O5 ): 15 - 17%; CaO: 28 - 34%; MgO: 16 - 20%; SiO2: 25 - 30% và nguyên tố vi lượng: B, Zn, Cu, Fe, Mn, Mo…

Chất canxi sẽ giúp quá trình trao đổi chất giữa bên trong, ngoài tế bào, giúp cây tổng hợp prôtit và chuyển hóa chất dinh dưỡng.

Chất manhê là thành phần chính tham gia vào cấu trúc phân tử của diệp lục thúc đẩy quá trình quang hợp tốt sẽ duy trì bộ lá xanh bền, tăng tuổi thọ lá giúp cây tăng khả năng tổng hợp prôtit, chất đường, chất béo.

Chất silic đặc biệt quan trọng tạo lên cấu trúc thành vách của tế bào, tạo cho thân cây cứng, chắc chắn hơn giúp cây chống chịu sâu bệnh tốt hơn.

Thanh long có bộ rễ ngắn ăn nông, nếu ta bón loại phân dễ tan thì khi tưới nước, phân sẽ ngấm xuống tầng đất sâu, cây không thể hút được. Với đặc tính là có tính kiềm cao, không tan trong nước và chỉ tan trong môi trường rễ cây tiết ra, phân lân nung chảy Ninh Bình được khuyến cáo dùng để bón lót (cho thanh long trồng mới) hoặc bón thúc đợt 1 (cho thanh long đang khai thác) với lượng từ 1 - 1,5kg/trụ/năm và được coi như là loại phân “nền”. Lượng phân sẽ tăng dần theo tuổi của cây.

Nếu bón như trên nông dân không phải bón vôi nữa, bởi khi bón 1kg phân lân nung chảy Ninh Bình vào đất, đồng nghĩa với việc chúng ta cũng đã cung cấp 0,5kg vôi. Khi bón phân lân nung chảy Ninh Bình sẽ tạo ra một cá thể hoặc một vườn cây thanh khỏe mạnh, cứng cáp do có chất canxi và silic được cung cấp đầy đủ, giúp cây chống chịu tốt hơn với các yếu tố sinh học như sâu, bệnh hại hoặc yếu tố phi sinh học như hạn, nóng, phèn… nhất là trong điều kiện biến đổi khi hậu tác động mạnh như hiện nay.

Ngoài việc bón phân lân nung chảy Ninh Bình, nông dân cần cung cấp đủ phân hữu cơ và các loại phân khác như đã đang áp dụng cho từng giống, tuổi cây và loại đất. Cần lưu ý rằng, không được bón dư đạm sẽ làm giảm sức chống chịu của cây, tạo sự hấp dẫn sâu bệnh và chất lượng quả giảm nhiều.

Như vậy bón phân lân nung chảy Ninh Bình góp phần gia tăng năng suất và chất lượng thanh long cần được nông dân quan tâm, áp dụng.

Xem thêm
Trại cầy vòi mốc lớn nhất miền Bắc thu hàng chục tỷ mỗi năm

Gần 20 năm gắn bó với cầy vòi mốc, anh Phạm Văn Hùng ở huyện Lục Nam, Bắc Giang đang thu được hàng chục tỷ đồng mỗi năm nhờ tâm huyết với loài vật này.

Hơn 200 đơn vị tham gia Triển lãm công nghệ, dịch vụ cho thú cưng

TP.HCM Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng tại Việt Nam - Petfair Vietnam và Livestock Vietnam 2024 được tổ chức tại SECC, quận 7, TP.HCM.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất